HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?

HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO?

1. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm về vấn đề này, tuy nhiên theo Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì có thể hiểu “Mang thai hộ vì MĐNĐ là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.

2. Đặc điểm của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?

Thứ nhất, tính nhân đạo

Như chúng ta biết, sự mang thai đơn thuần chỉ là sư giúp đỡ của những người thân thích đối với cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con trong nỗ lực và hi vọng có con của họ. Bên cạnh đó, tính nhân đạo của các quy phạm pháp luật này thế hiện trên phương diện việc cho phép MTHVMĐNĐ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm bảo vệ các bên tham gia tránh những rủi ro có thể xảy ra, giúp các bên nhận thức rõ trách nhiệm nghĩa vụ của mình để không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, trong đó có bên MTH và đưa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này.

Hai là, tính hỗ trợ, phi thương mại.

Việc mang thai của bên mang thai hộ được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và không vì lợi ích kinh tế, không có tính thương mại “thuê”, “muớn”. Tính hỗ trợ, phi thương mại là biểu hiện của việc giúp đã người nhờ MTH khi họ lâm vào tình trạng không thể thực hiện được việc sinh con tự nhiên hoặc ngay cả khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi nỗ lực của người nhờ MTH để tự mình sinh con đã bất thành thì họ rất cần đến một người khác có khả năng làm thay mình, giúp đỡ mình. Bản thân người MTH cũng thể hiện sự tự nguyện và mong muốn được làm hộ người khác mà không hề có sự tư lợi vật chất cho bản thân mình

3. Ý nghĩa của quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

* Ý nghĩa về mặt xã hội của việc quy định về MTHVMĐNĐ

– Trước hết việc quy định về MTH vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa cho nhu cầu có con cùng huyêt thống cuả cá nhân. Bởi lẽ đối với mỗi người thì nhu cầu có con nối dõi, hay có người chăm sóc về già nhưng không muốn nhận nuôi con nuôi. Do đó, nhu cầu được sinh con nhờ sự can thiệp của y học là một nhu cầu chính đáng liên quan đến quyền nhân thân, quyền con người.

– Không chỉ vậy, quy định này còn có ý nghĩa đối với việc bảo  vệ tính bền vững và liên kết tình cảm bền chặt giữa các thành viên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đáp ứng nhu cầu có con để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

*Ý nghĩa về mặt pháp lý về vấn đề trên

– Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, pháp luật điều chỉnh MTH vì mục đích nhân đạo tạo nên những chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật về mang thai hộ đồng thời kiểm soát nhu cầu thực hiện mang thai hộ ở Việt Nam. Bên cạnh đó góp phần xây dựng hành lang pháp lý nhằm hạn chế sự xâm phạm về nghĩa vụ giao, nhận con, bảo vệ tính mạng, sức khỏe…của bên MTH và trẻ em. Đồng thời, góp phần bảo đảm quền lợi của các chủ thể và ảnh hưởng tới sự bảo vệ tối đa tránh những hệ lụy tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,