CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

1, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là gì?

Có nhiều cách hiểu khác nhau về loại trách nhiệm nay, nhưng căn cứ theo pháp luật dân sự có thể hiểu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được xem la một trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, và được xác định không căn cứ vào yếu tố lỗi. Khi có thiệt hại xảy ra do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì sẽ phát sinh trách nhiệm phải bồi thường.

Theo đó có thể hiểu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong đó chủ sở hữu hoặc là người được giao quản lý sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản cũng như bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những ai bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ đó gây ra, ngay cả khi họ không có lỗi

2, Xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm gây ra

Để có thể xác định được chủ thể bồi thường thiệt hại trong những vụ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì trước tiên phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không? Năng lực trách nhiệm bồi thường của chủ thể chính là khả năng mà chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ những thiệt hại đã xảy ra

Theo pháp luật dân sự hiện hành thì khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà từ đủ mười tám tuổi trở lên thì người đó phải thực hiện việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Còn trong trường hợp người chưa thành niên, người mất NLHVDS, việc sở hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là ít gặp nhưng không phải là không có, nếu áp dụng điều luật trên để buộc cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thì sẽ rơi vào gượng ép, bởi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự nếu cha mẹ là người giám hộ không phải là người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ thì họ hoàn toàn k có lỗi.

Như vậy, chủ thể bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái PL

Người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu sử dụng là người sử dụng, chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể xảy ra một số trường hợp như:

-chủ sở hữu nguồn sở hữu cao độ giao cho một người khác thực hiện chiếm hữu sử dụng và quản lý nguồn nguy hiểm cao độ theo Nghĩa vụ lao động

Đối với trường hợp này thì người được giao chiếm hữu và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ được xem la người làm công ăn lương thông qua một hợp đồng lao động hợp pháp.

– Nguồn nguy hiểm cao độ đó được chủ sở hữu tiến hành chuyển giao theo một giao dịch dân sự

Trường hợp này là việc người chiếm hữu hay sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ teho hợp đồng như thuê, mượn, cầm cố, ký gửi…và xuất phát từ nguyên tắc thỏa thuận của pháp luật dân sự.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,