CHỦ SỞ HỮU, CHỦ THỂ CÓ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÓ THỂ TỰ BẢO VỆ QUYỀN CỦA MÌNH HAY KHÔNG?

CHỦ SỞ HỮU, CHỦ THỂ CÓ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÓ THỂ TỰ BẢO VỆ QUYỀN CỦA MÌNH HAY KHÔNG?
CHỦ SỞ HỮU, CHỦ THỂ CÓ QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÓ THỂ TỰ BẢO VỆ QUYỀN CỦA MÌNH HAY KHÔNG?

1, Cơ sở pháp lý (theo PL dân sự)

Tại khoản 1 Điều 164 BLDS năm 2015 có quy định về vấn đề này. Quy định này so với quy định BLDS 2005 có tiện bộ ở chỗ là biện pháp tự bảo vệ đã được nhìn nhận và đánh một là biện pháp đầu tiên có thể được sử dụng để bảo vệ quyền SH và các quyền khác đối với TS.

Còn đối với sự sắp xếp của Luật dân sự trước đó lại đi ngược lại với phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, vì trước nay pháp luật dân sự luôn luôn ưu tiên sự thương lượng và sự thỏa thuận của các bên trước khi có yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền can thiệp vào vụ việc đó.

2, Hiểu như thế nào về phương thức tự bảo vệ

Như chúng ta đã biết thì một trong những đặc trưng lớn nhất của quyền dân sự đó là nguyên tắc tự định đoạt. Do đó mà PL dân sự quy định chủ sở hữu hay chủ thể có quyền khác đối với TS thì trước tiên có quyền tự thực hiện những biện pháp để có thể bảo vệ quyền của chính mình.

Từ đó, có thể hiểu về phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với TS là việc mà chủ SH hay chủ thể có quyền khác đối vưới TS có thể tự mình thực hiện được các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm bảo vệ quyền SH và các quyền khác đối với TS

3, Chủ thể thực hiện phương thức tự bảo vệ là ai?

Theo pháp luật dân sự thì chủ thể có quyền đầu tiên thực hiện phương thức tự bảo vệ là chủ sở hữu tài san đó. Bởi chủ sở hữu là người có đầy đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ( Điều 159 BLDS 2015)

Chủ thể thứ hai có quyền thực hiện những biện pháp tự bảo vệ theo quy định của PL dân sự đó là người chiếm hữu hợp pháp

Chủ thể thứ ba được thực hiện biện pháp tự bảo vệ đó là chủ thể có quyền khác đối với TS. Các quyền khác đối với TS bao gồm các quyền như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền về mặt theo điều 159 BLDS 2015

4, Điều kiện thực hiện phương thưc tự bảo vệ

Để có thể thực hiện được phương thức tự bảo vệ thì chủ sở hữu hay chủ thể có quyền khác đối với TS cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:

Mọt là, khi chưa có hành vi xâm phạm thì các chủ thể được áp dụng mọi cách thức và biện pháp theo quy định PL để góp phần ngăn ngừa và loại bỏ những khả năng có thể xâm phạm quyền của mình

Hai là, đối vưới trường hợp đã xảy ra vi phạm thì  việc bị xâm phạm có thể được thực hiện thông qua nhiều hành vi khác nhau, do đó nếu như xuất hện hành vi bị xâm phạm thì phương thức tự bảo vệ cũn có thể được áp dụng nhưng chỉ ở mức độ cho phép của PL trong từng tình huống cụ thể, mức độ cụ thể.

 

 ————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,