1, Quyền chiếm hữu
Theo quy định của pháp luật thì đây được xem là quyền năng tiền đề của quyền sở hữu. Có nhiều cách giải thích về khái niệm chiếm hữu, tuy nhiên có thể hiểu đây chính là khả năng của chủ sở hữu chiêm giữ vật trên thực tế và trong phạ vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối vật đó về phương diện vật chất
– Chủ sở hữu chính là người có quyền SH đối với một loại TS nhất định nào đó. Để có được TS đó thì phải dựa trên các căn cứ xác là quyền SH do pháp luật quy định. Quyền của Chủ SH trong việc chiếm giữ TS được PL tôn trọng tuyệt đối
xem thêm: BLDS 2015
– Theo pháp luật dân sự hiện hành, chủ sở hữu là người có thể trực tiếp chiếm hữu tài sản cũng như có thể thực hiện ủy quyền cho người khác chiếm hữu TS. THế nhưng để có thể trở thành người được ủy quyền quản lý tài sản thì phải thực hiện việc chiếm hữu trong phạm vi, theo cách thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định
– Giao dịch dân sư được xác lập phù hợp với những quy định của pháp luật làm ohast sinh các Q&NV của các chủ thể tham gia giao dịch đó. Khi thông qua các giao dịch dân sự với chủ sở hữu thì người được giao TS có quyền được phép sử dụng tài sản được giao đó, chẳng hạn như người nhận cầm cố có thể khai thác lợi ích từ tài sản và được quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho một bên khác nếu như có sự đồng ý của chủ sở hữu. Mặc dù họ có những quyền này nhưng người được giao TS lại không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản được giao đó được.
2, Quyền sử dụng
Có nhiều khái niệm khác nhau về quyên sử dụng, theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành có thể hiểu quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS. Loại quyền này có thể được chuyển giao cho người khác thông qua việc thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng của chủ sở hữu có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người khác
– Đối với chủ sở hữu, người sử dụng tài sản là một trong nhwuxng quyền năng quan trọng và có ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có quyền được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức của TS theo cách thức và mục đích sử dụng của TS theo ý chí của mìn.
– Đối với người không phải là chủ sở hữu thì cũng có quyền được sử dụng tài sản thông qua thỏa thuận, trong trường hợp này thì người sử dụng được quyền khai thascTS theo cách thức và thời hạn đã được thỏa thuận với chủ sở hữu. Bên cạnh đó, người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng trong trường hợp pháp luật quy định
-
Quyền định đoạt
Thực tế cho thấy quyền định đoạt là một quyền năng quan trọng trong nội dung của quyền sở hữu. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể hiểu quyền định đoạt là quyền chuyển giao sở hữu tài sản vay từ bỏ quyền SH, ngoài việc được định đoạt TS ở hai khía cạnh này thì có thể thấy chủ sở hữu được định đoạt TS thông qua việc tiêu dùng và tiêu hủy tài sản.
Cũng giống như quyền sử dụng, thì quyền định đoạt cũng có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu nhưng cũng có thể là được thực hiện thông qua một chủ thể bất kì nào khác.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: chiếm hữu, chủ sở hữu, định đoạt, quyền năng chủ sở hữu, quyền sử dụng