Như chúng ta biết di chúc chứa đựng những mong muốn, ý chí và mục đích của người để lại di sản sau khi chết nhằm dịch chuyển TS của mình cho những người thừa kế sau khi chết. Tuy nhiên, ngoài nội dung định đoạt quyền sở hữu TS cho người thừa kế thì người lập di chúc còn được PL quy định có quyền được chỉ định người giữ di chúc, người thực hiện việc quản lý di sản và người tiến hành phân chia di sản trong nội dung của bản di chúc đó.
1, về chỉ định người giữ di chúc
Việc chỉ định người giữ di chúc là một quyền của người lập di chúc, do đó người có TS khi lập di chúc có quyền được ghi nhận ai là người giữ di chúc hoặc không trong nội dung của di chúc.
Theo quy định của PL dân sự người lập di chúc có quyền lựa chọn tự mình giữ di chúc hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc gửi cá nhân khác giữ bản di chúc. Tất cả những cá nhân, tổ chức được chỉ định giữ di chúc cũng đều phải dược xác định cụ thể thông qua tên, địa chỉ của họ và được nêu trong nội dung của di chúc.
Việc này phải thực hiện trên sự thỏa thuận của người lập di chúc và cá nhân, tổ chức được nhờ gửi giữ di chúc. Về cách thức lưu giữ và giao nhận di chúc tại thời điểm gửi do hai bên thống nhất và tự thỏa thuận với nhau hoặc là theo quy định của PL
Trong trường hợp nội dung của di chúc đã xác định cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng và tồn tại thỏa thuận về việc gửi giữ thì theo quy định của PK các cá nhân, tổ chức được chỉ định này có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn di chúc và giữ bí mật nội dung di chúc theo quy định của BLDS và PL về công chúng.
Sau khi người lập di chúc mất đi thì người giữ di chúc có trách nhiệm giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.
2, về người quản lý di sản
Như chúng ta biết thì khối di sản của cá nhân để lại trước khi chết sẽ không ngay lập tức được chia cho các người thừa kế bởi từ thời điểm mở thừa kế phải được xác định được những người có quyền và NV hưởng thừa kế di sản này, thực hiện việc khai nhận di sản và thực hiện thanh toán các chi phí liên quan đến khối TS mà người chết để lại. do dó, kể từ thời điểm mà người có di sản thừa kế chết thì cần phải có người quản lý khối di sản này
Việc xác định người thực hiện việc quản lý di sản có thể do ý chí của người để lại di chúc vf được nêu rõ trong nội dung di chúc hoặc là xác định theo quy định của PL trong trường hợp cá nhân chết không để lại di chúc hoặc dể lại di chúc nhưng không chỉ định ai là người quản lý di sản ..
Nếu trong trường hợp nội dung di chúc không chỉ định người quản lý di sản thì những đồng thừa kế có quyền thỏa thuận với nhau để cử ra người quản lý di sản đến khi di sản được chia xong
3, về chỉ định người phân chia Tài sản
Cá nhân người có TS khi lập di chúc cũng có quyền được chỉ định người tiến hành phân chia di sản hoặc không. Trong trường hợp không có sự chỉ định thì những người thừa kế sẽ căn cứ vào nội dung của di chúc và quy định của PL để tiến hành việc phân chia di sản. Do đó, nôi dung chỉ định người phân chia di sản không bắt buộc phải thể hiện rõ trong di chúc,
Người thực hiện việc phân chia di sản có thể được hiểu là người đứng ra tổ chức việc phân định từng phần giá trị cho những người thừa kế đúng với ý nguyện của người để lại di sản được ghi nhận trong nội dung của di chúc.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: giữ di chúc, phân chia tài sản, quản lý tài sản, thừa kế