1. Về căn cứ pháp lý quy định các trường hợp cấm kết hôn
– Theo quy định tại các điểm a;b;c và d thuộc khoản 2 Điều 5 pháp luật HN&GĐ năm 2014
2. Những trường hợp mà luật cấm kết hôn
a. Cấm kết hôn giả tạo
Theo khoản 11 Điều 3 luật này cũng có quy định cụ thể về khái niệm kết hôn giả tạo. Có thể hiểu kết hôn giả tạo là việc mà một người lợi dụng kết hôn để có thể xuất nhập cảnh hay cư trú nhập quốc tịch Việt Nam; quốc tịch nước ngoài để hưởng được chế độ ưu đãi của nhà nước hay để đạt được mục đích nào đó mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
b. PL cấm những người đang có vợ hoặc có chồng đi kết hôn với người nào đó chưa có vợ hoặc chồng và ngược lại.
Việc kết hôn hoặc chung sống với người khác là những hành vi bị pháp luật cấm, điều này đã được quy định rõ cả trong hiến pháp và cụ thể hóa trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Nếu xét theo pháp luật thì chỉ có những người mà chưa kết hôn hoặc là những người đã kết hôn rồi nhưng vợ hoặc chồng họ đã chết hoặc hai vợ chồng đã ly hôn hợp pháp thì mới có quyền được kết hôn.
Cũng giống như luật hôn nhân trước đó, luật hôn nhân và gia đình hiện hành tiếp tục cấm hành vi người có vợ hoặc có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ hoặc có chồng chung sống với người đã có vợ hoặc đã có chồng.
Những hành vi này không chỉ là ở khía cạnh đạo đức, phẩm chất mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới gia đình của người khác cần bị nghiêm cấp và xử phạt nghiêm minh.
c. Luật HN&GĐ còn cấm hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
Vấn đề này được pháp luật hôn nhân quy định rõ tại điểm d khoản 2 điều 5
Theo đó, cũng có thể hiểu những người mà có cùng dòng máu về trực hệ là những người mà họ có quan hệ huyết thống theo khoản 17 Điều 3/m
Còn đối với những người có họ trong phạm vi ba đời thì bao gồm những người có cùng một gốc sinh ra như cha mẹ là đời thứ 1, tiếp đó là anh chị em cùng cha cùng mẹ hoặc cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha được xem là đời thứ 2, và cuối cùng đời thứ 3 là những anh, chị, em con chú dì, chú bác….
Việc pháp luật cấm kết hôn trong trường hợp này xét về mặt khoa học và mặt đạo đức thì đều phù hợp.
d. Cấm KH giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi của mình, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, và cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế con riêng của chồng.
– Về căn cứ pháp lý thì vấn đề này được quy định cụ thể tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014
– Nhận thấy pháp luật hôn nhân năm 2014 đã mở rộng phạm vi cấm kết hôn so với các luật hôn nhân & gia đình trước đó. Việc đặt ra các trường hợp cấm kết hôn của những đối tượng trên nhằm bảo đảm thuần phong mỹ tục phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN. Đồng thời, có thể góp phần ngăn chặn được những trường hợp lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc để ép buộc đối tượng kết hôn với mình.
e. Cuối cùng là Pl không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính với nhau (Khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014)
– Quy định này có sự đổi mới so với các quy định cấm kết hôn trước đó. Thế nhưng xét cho cùng thì đây vẫn là một rào cản lớn đối với những người có cùng giới tính mà có mong muốn được kết hôn với nhau tại VN. Việc không cấm nhưng cũng không thừa nhận đồng nghĩa với việc hôn nhân của họ cũng vẫn là hôn nhân không hợp pháp. Do đó, cũng sẽ không được xác lập các Q và nghĩa vụ của vợ chồng như các cặp vợ chồng bình thường khác.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486