QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1. Quy định về tình nghĩa vợ chồng

Về vấn đề này được quy định tại khoản 1 điều 19 LHN&GĐ năm 2014. Do vậy, có thể hiểu quan hệ vợ chồng không đơn thuần chỉ là quan hệ Q&NV theo pháp lý thuần túy mà trước hết đó là tình nghĩa giữa hai người đối với nhau. Cũng có thể thấy việc quy định như vậy là đúng. Khó khăn hơn là về vấn đề là làm cách nào để xác định, kiểm soát mức độ thực hiện nghĩa vụ chung thủy của vợ và chồng khi đây là một lĩnh vực riêng tư và rất khó xác định.

Thực tế cho thấy, một trong những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài là sự thiếu thủy chung mặc nhiên được mọi người thừa nhận đó chính là hành vi ngoại tình. Về hành vi này thì có thể coi là hành vi quan hệ tình dục với người khác. Và cũng có thể hiểu là những quan hệ tình cảm với người khác kéo dài và trầm trọng, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thủy chung thì người vi phạm có thể bị chế tài về hành chính đó là phạt tiền từ 1000.000 – 3000.000 đồng. Hoặc bị chế tài hình sự đó là phạt cảnh cáo, hoặc cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Từ đó có thể thấy rằng nghĩa vụ chung thủy không thể được thực hiện đúng dưới sự cưỡng chế và đây không phải là lý do trực tiếp để ly hôn.

2. Quy định về việc vợ chồng có nghĩa vụ sống chung

Với trường hợp này, về căn cứ pháp lý quy định tại Khoản 2 Điều 19 LHNVGĐ năm 2014

Theo đó, có thể thấy việc pháp luật quy định về vấn đề này đã cho thấy nghĩa vụ chung sống là nghĩa vụ trong quan hệ nhân thân của vợ và chồng, phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp. Do đó vợ và chồng cóQ&NV  vụ tạo lập một cuộc sống chung, một nơi ở chung để xây dựng và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình hạnh phúc, vững mạnh, tiến bộ

3. Quy định về việc lựa chọn nơi cứ trú của vợ chồng

Về căn cứ pháp lý đuộc quy định tại  Điều 20 Luật HNVGĐ 2014

Trong trường hợp này, luật HNVGĐ quy định việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận. Ở đây các nhà lập pháp  đã đề cao sự tự nguyện và ý chí thỏa thuận của vợ chồng. Mặ dù là vợ chồng vẫn có quyền tự do về ý chí và tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc thống nhất và đi đến quyết định, quyết định dựa trên sự thỏa thuận của đôi bên.

4. Quy định về vấn đề tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng theo luật HNVGĐ

Về căn cứ thì Vấn đề này được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và BLDS năm 2015

Ta biết rằng trong cuộc sống, khi hai người khác giới yêu nhau và tự nguyện kết hôn, cùng nhau xây dựng gia đình thì việc tôn trọng và giữ gìn uy tín, danh dự, nhân phẩm cho nhau trong suốt quá trình chung sống là điều kiện hết sức cần thiết. Có thể coi đây là chìa khóa để bảo đảm hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc. Vì khi tôn trọng nhau thì vợ chồng mới có thể thực hiện được các Q&NV đối với nhau.

Hơn nữa, pháp luật còn quy định vợ chồng không được phép có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Với các hành vi này, trong những trường hợp đặc biệt còn bị chế tài về hình sự quy định tại điều 155 BLHS 2015

5. Pháp luật hôn nhân quy định về việc Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vấn đề này pháp luật quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 và Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điều này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ. Bởi trên thực tế cho thấy có rất nhiều định kiến tôn giáo cũng là nguyên nhân lơn cản trở phụ nữ được hưởng các quyền con người mà được pháp luật ghi nhận cho họ. Để có thể đảm bảo quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng đi kềm với việc loại bỏ những định kiến tôn giáo phân biệt đối xử với người phụ nữ thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh cho những định kiện ấy không thể tồn tại trong đời sống

6. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế văn hóa xã hội.

Căn cứ theo Hiến pháp 2013 và cụ thể Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Thứ nhất, trong hoạt động chính trị: Trong lĩnh vực này, nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội cũng như người phụ nữ – người vợ trong gia đình. Do đó nhà nước luôn muốn xóa bỏ rào cản phân biệt nam nữ, tạo điều kiện cho người vợ được thoát ra khỏi những ràng buộc, khuôn khổ gia đình, tạo cơ hội cho họ phấn đấu ngoài xã hội đúng với năng lực của bản thân. Không những vậy, còn luôn tạo cơ hội cho cả nam và nữ và đặc biệt khuyến khích phụ nữ tham gia vào tổ chức bọ máy nhà nước…

Thứ hai, Trong hoạt động kinh tế thì nhà nước bảo đảm quyền làm việc của lao động nữ và nam như nhau thì tiền lương ngang nhau, được đảm bảo các điều kiện làm việc công vằng. Và Luật HN&GĐ không chỉ quy định quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của vợ, chồng mà còn quy định nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau tìm việc làm thích hợp với mình.

Cuối cùng, trong hoạt động văn hóa, xã hội thì Phụ nữ luôn nhận được sự quan tâm của nhà nước và toàn xã hội

 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,