Một là cần rà soát, sửa đổi, bổ sung; hướng dẫn áp dụng tình tiết định tội “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Bởi lẽ đây là điều kiện, cơ sở để xác định; một người phạm tội giết người có trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không; là một vấn đề không hề đơn giản. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, đây là trạng thái tâm lý tồn tại bên trong suy nghĩ của con người; và trạng thái của mỗi người là khác nhau.
Điều này được thể hiện rõ khi cùng một sự việc những người này; xử sự khác người kia; hoặc có người bị kích động mạnh về tinh thần những có người lại không bị kích động mạnh. Bên cạnh đó, thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi giết người; cơ quan pháp luật không có ở đó; sau khi phạm tội thì trạng thái tâm lý của họ đã trở lại bình thường. Do đó, khi xem xét hành vi giết người của người phạm tội có trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh hay không; thì phải xem xét người bình thường ở trong vụ việc như bị cáo thì xử sự như thế nào.
Như vậy, khó mà có “thước đo” cụ thể nào để xác định một người bị kích động; hay bị kích động mạnh. Và việc đưa ra nhận định chính xác, cần căn cứ vào từng vụ việc cụ thể; xem xét từng chi tiết của vụ án; đồng thời không thể bỏ lỡ các đặc điểm liên quan đến nhân thân của người phạm tội…
Hai là người tiến hành tố tụng cần phải xác định một cách toàn diện; về hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; đối với người phạm tội.
Khi xem xét, đánh giá hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân; người tiến hành tố tụng cần phải xác định rằng; hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước hết phải là những hành vi vi phạm pháp luật; xâm hại đến tính mạnh; sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội; hoặc người thân thích của người phạm tội. Cũng có trường hợp hành vi đó xâm phạm đến tài sản của người phạm tội. Việc xác định hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng; hay chưa cần phải đánh giá một cách toàn diện.
Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng; nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng. Nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể CTTP; hoặc chưa tới mức CTTP; nhưng nó phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh; dẫn đến việc họ thực hiện hành vi giết người.
Ba là khắc phục khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; với một số tội phạm khác.
Nhất là đối với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bởi lẽ cả hai CTTP của hai tội đều có dấu hiệu chung là tội phạm được thực hiện trong “ trong thái tinh thần bị kích động mạnh”; và có thể có hậu quả chết người diễn ra. Nếu chỉ đưa vào dấu hiệu chủ quan, nghĩa là đến vào lỗi của người phạm tội đối với hậu quả thì rất khó để phân biệt giữa hai tội này.
Như đã phân tích ở trên, khi rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; người phạm tội không nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra hậu quả cụ thể nào; (chết người hay thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ); mà họ chỉ nhận thức một cách khái quát về tính nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả từ hành vi đó gây ra. Do đó, chỉ có thể phân biệt hai CTTP này thông qua dấu hiệu hậu quả
Xem thêm: Một số vướng mắc trong thực tiễn với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
————————————————
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website: https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: đề xuất nâng cao, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh