Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì đã có những sửa đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của pháp luật dân sự trước đó về quyền và NV của bên cầm giữ tài sản. Theo đó, ta thấy BLDS đã tách bạch rõ ràng quy định về quyền và quy định về NV tại hai điều luật khác nhau và đồng thời bổ sung thêm các NV khác, và sự thay đổi bổ sung này đã giúp cho cầm giữ tài sản được thực hiện tốt hơn trên thực tế.
Nghĩa vụ của bên cầm giữ được xác định là gì?
Theo quy định của pháp luật thì khi bên có NV mà không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng phần NV của mình thì bên có quyền được phép cầm giữ Tài sản của bên vi phạm NV theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc cầm giữ tài sản phải dựa trên nguyên tắc công bằng và không phụ thuộc vào bất kỳ ý chí của bên vi phạm NV. Thế nên việc cầm giữ của các bên có quyền có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên có NV hoặc là người thứ ba có liên quan. CHính vì lẽ đó, bên cầm giữ phải tuân theo những NV mà pháp luật đã quy định như sau:
Thứ nhất, bên có quyền có NV phải giữ gìn và bảo quản tài sản cầm giữ
Việc bên có quyền cầm giữ chiếm hữu tài sản trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản đối với họ. Và bên cầm giữ sẽ phải thực hiện NV đó trong suốt thời gian chiếm hữu nếu không bảo quản tốt mà đẫn đến thiệt hại cho tài sản của bên có NV thì người có quyền cũng sẽ phải chịu trách nhiệm thiệt hại.
Và tùy theo từng loại tài sản thì sẽ có các cách bảo quản và giữ gìn khác nhau, về vấn để này thì PL không có quy định cụ thể, nên để có thể bảo quản được tài sản một cách tốt nhất, tránh gây ra thiệt hại thì thông thường điều kiện về bảo quản tài sản sẽ do bên có NV yêu cầu vì chính họ mới là người hiểu được tính chất của TS đang được bên có quyền cầm giữ
Thứ hai, bên có quyền không được phép thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ
Trong quá trình cầm giữ TS của bên có NV thì bên cầm giữ phải bảo đảm rằng tình trạng của TS được cầm giữ phải giữ nguyên trạng thái như thời điểm được chuyển giao giữa hai bên
Ba là, Bên có quyền không được phép chuyển giao hoặc sử dụng tài sản nếu không có sự đồng ý của bên kia (bên có nghĩa vụ)
Trong quan hệ cầm giữ thì tài sản cầm giữ chỉ được dịch chuyển từ bên này (bên có NV) sang bên kia (bên có quyền chiếm hữu mà không có thêm bất cứ một quyền năng nào khác nữa. Do đó việc chuyển giao này cũng không làm phát sinh quyền sở hữu cho bên cầm giữ đối với TS được cầm giữ, nên nếu như bên có quyền mà chuyển giao hoặc sử dụng TS khi chưa có sự đồng ý của bên có NV thì sẽ bị coi là hành vi bất hợp pháp
Bốn là, Bên có quyền phải tiến hành giao lại tài sản cho bên có NV khi nghĩa vụ đã được thực hiện xong
Đối với loại quan hệ cầm giữu này thì bên có NV giao tài sản cho bên có quyền với mục đích nhằm bảo đảm thực hiện NV của mình, nên nếu nghĩa vụ được thực hiện xong thì bên cầm giữ phải trả lại tài sản đó cho họ
Cuối cùng là bên cầm giữ TS sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu như làm mất hoặc hư hỏng tài sản mà họ cầm giữ
Như nghĩa vụ ở trên đã cho thấy bên có quyền phải bảo quản, giữ gìn tài sản của bên có NV, do vậy nếu tài sản đó mà bị hư honwgr hoặc giảm sút giá trị sử dụng do vi phạm về quy định bảo quản của bên cầm giữ thì họ tất nhiên phải tự mình sửa chữa tài sản đó hoặc tiến hành bồi thường thiệt hại.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: bên cầm giữ, BLDS 2015, cầm giữ tài sản, nghĩa vụ cầm giữ