1, KN về quyền sở hữu và quyền khác đối với TS
Có thể hiểu quyền sở hữu TS là một phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ SH trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồ tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quna hệ về sh trong xã hội. Còn theo quy định PL dân sự thì quyền sở hữu được xác định bao gồm các quyền như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TS theo quy định của PL.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền khác đối với tài sản, tuy nhiên dù hiểu theo cách thì tựu chung lại quyền khác đối với TS được xem là quyền năng của một chủ thể trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TS người khác. Quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu và theo ý chí của chủ sở hữu hoặc do PL quy định. Tuy nhiên quyền khác đối với TS có nội dung hạn chế hơn so với quyền sở hữu, nhưng vẫn được PL bảo vệ một cách tốt nhất.
2, Sự khác nhau giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với TS
Như chúng ta biế, quyền sở hữu là loại quyền mang tính chất tuyệt đối, đây là một quyền dân sự tuyệt đối. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ các chủ thể khác đều phải tôn trọng và không được có bất cứ hành vi nào được vi phạm quyền của chủ sở hữu tài sản. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng giúp phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền khác đối với TS.
Nếu như quyền sở hữu được coi là quyền dân sự tuyệt đối thì quyền khác đối với TS được xem là quyền dân sự tương đối vì chủ thể của quan hệ này luôn luôn xác định chẳng hạn như đối diện với người mua là người bán, đối diện với người cho thuê là là người thuê… cho nên, trog mối quan hệ này thì các chủ thể luôn được xác định. Còn trong quyền sở hữu thì chỉ có một bên được xác định đó chính là chủ sở hữu tài sản, còn bên kia là tất cả những người còn lại và không được xác định một cách cụ thể
– Chủ sở hữu chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của chính mình còn những người có quyền khác đối với TS chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TS thuộc quyền sở hữu của người khác
Xem thêm: BLDS 2015
– Quyền năng của chủ sở hữu rộng hơn vì các quyền năng này do PL xác định. Còn đói vưới các quyền năng của người có quyền khác đối với TS thì không chỉ do Luật xác định mà còn được xác định dựa trên ý chí của chủ sở hữu, ý chí đó thường được thể hiện qua hợp đồng giữa chủ sở hữu và người có quyền khác đối với TS. Hơn thế nữa, các quyền khác đối với TS thường bị hạn chế về nội dung và bị phụ thuộc vào quyền SH . Tuy nhiên dù có bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu, thế nhưng quyền khác đối với tài sản vẫn đauợc pháp luật bảo vệ một cách chính đáng
Xem thêm: BLDS 2015
– Chủ SH chiếm hữu và sử dụng và định đoạt TS thuộc Sh của mình còn đối với những người có ccas quyền khác đối với TS khi chiếm hữu hay sử dụng hay ssinhj đoạt TS thì phải phụ thuộc vào sở hữu của người khác.
Ví dụ: công ty nhà nước cũng có các quyền như quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với những TS được NN giao nhưng các TS đó vẫn là của NN và thuộc quyền sở hữu của NN bởi mọi cá nhân và pháp nhân ở VN mặc dù có quyền chiếm hữu, sửu dụng, định đoạt đất đai nhưng mọi đất đai đều là của NN, do NN là chủ sở hữu.
Tóm lại, quyền khác đối với TS là một loại quyền nnawg của một chủ thể trong chiếm hữu, sử dụng và định đoạt TS của người khác, nó được phát sinh từ quyền của chủ sở hữu và theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo pháp luật quy định, có nội dụng được xác định là hạn chế hơn so với quyền sở hữu, nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ như quyền sở hữu.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS 2015, quyền của chủ sở hữu, quyền khác đối với tài sản