ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH GIÁM HỘ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

1, Một số khái niệm về giám hộ

Giám hộ là một thuật ngữ có thể được đưa ra để xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Xét về mặt ngôn ngữ thì có thể hiểu giám chính là việc theo dõi và kiểm tra còn hộ là bảo hộ bảo vệ và giữ gìn. Vì vậy, định nghĩa về giám hộ đó chính là việc một cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện việc trông nom và bảo vệ một người khác có liên quan.

Xét về phương diện Luật học thì khái niệm giám hộ có thể được hiểu là một chế định tổng hơp nhiều ngành luật, các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như là một chế định của PL về HN&GĐ, pháp luật dân sự và….

Còn xét theo khía cạnh hẹp hơn trong pháp luật dân sự thì có thể hiểu giám hộ chính là việc mà cá nhân hoặc pháp nhân đã được Luật quy định hoặc được UBND cấp xã, được cơ quan TS chỉ định hoặc là được quy định theo pháp luật để có thể thực hiện những công việc như chăm sóc hay bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp của một số nhóm người nhất định theo quy định của pháp luật

2, Điều kiện để trở thành người giám hộ theo pháp luật dân sự

Trước hết có thể hiểu về người giám hộ chính là cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện những công việc như chăm sóc hoặc bảo vệ người được giám hộ và đại diện cho họ trong một số những giao dịch dân sự nhưng vì lợi ích của người được giám hộ chứ không phải vì lợi ích của cá nhân.

Mặc dù, về người giám hộ thì trước tiên xác định dựa trên sự tự nguyện nhưng bên cạnh đó cũng cần có sự can thiệp của pháp luật trong việc xác định thì mới đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên

Vậy chủ thể nào có thể là người giám hộ?

Có hai chủ thể được xác định là có tư cách làm người giám hộ nếu đáp ứng được đầy đủ những điều kiện của pháp luật

Thứ nhất, giám hộ là cá nhân

Một cá nhân có thể trở thành người giám hộ hợp pháp của một người thì phải đáp ứng một số những điều kiện sau:

– Trước tiên cá nhân đó phải là người có NLHVDS đầy đủ

– Tiếp theo, đó phải là người có đạo đức tốt, tâm tốt đồng thời là có đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được Q&NV của người giám hộ

– Mặt khác, để là người GH thì cá nhân đó không phải là người mà đang bị truy cứu TNHS hoặc là đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích một số tội nhất định.

– Cuối cùng là cá nhân đó không được là người đang bị TA tuyên bố hạn chế về quyền đối với con chưa thành niên

Qua đó, ta thấy so với những quy định về điều kiện cá nhân có thể trở thành người giám hộ trong BLDS trước đó thì quy định của pháp luật dân sự hiện hành đã quy định một cách chặt chẽ hơn, đã có thêm những bổ sung mới về điều kiên, cụ thể là điều kiện cuối cùng ở trên

Thứ hai, giám hộ là pháp nhân

Trước đây pháp luật dân sự 2005 cũng có quy định ngoài cá nhân thì cơ quan hay tổ chức cũng có thể được trở thành người giám hộ cho người khác. Nhưng lại không có quy định nào quy định cụ thể rằng cơ quan tổ chức đó có nhất thiết phải là pháp nhân hay là không? Mà trong khi đó, theo quy định về chủ thể của quan hệ PL dân sự thì nhất thiết phải là pháp nhân thì mới có thể trở thành người có tư cách là giám hộ được. Do đó đến bộ luật dân sự hiện hành thì đã khắc phục được thiếu sót này và cũng là lần đầu tiên quy định pháp nhân chính là một chủ thể có thể trở thành người giám hộ.

Vậy Điều kiện để pháp nhân có thể trở thành người giám hộ là gì?

Một là, Pháp nhân đó phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự có sự phù hợp vưới việc giám hộ cho người khác

Hai là, Pháp nhân đó bắt buộc phải có được những điều kiện cần thiết để có thể được thực hiện được Q&NV của người giám hộ.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,