-
Phong tục tập quán là gì? Và những nét đặc trưng cơ bản?
Như chúng tá biết phong tục tập quán là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa của mỗi nước. Vậy phong tục, tập quán là gì? Và chúng có những nét đặc trưng gì?
Có nhiều những quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về phong tục, tập quan. Tuy nhiên tự chung lại có thể thấy các khái niệm đều tập trung làm rõ bản chất cốt lõi của phong tục tập quán chính là những quy tắc xử xự và thói quen sinh hoạt đã được hình thành từ lâu đời và đã đang được thừa nhận và tồn tại.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm về phong tục tập quán như sau:
Phong tục có thể hiểu là toàn bộ những hoạt động sống của con người mà đã được hình thành trong quá tình lịch sử và sự ổn định thành nề nếp được cộng đồng con người thừa nhận, song truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng phong tục lại không mang tính bắt buộc như những nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không được tùy tiện như những hoạt đồng của cuộc sống thường ngày được. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vứng có có sự thống nhất cao.
Còn tập quán có thể hiểu là những thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày và được cộng đồng dân tộc, con người nơi có tập quán đó thừa nhận và thực hiện theo như một quy ước chung của cộng đồng nơi đó.
Như vậy, có thể khái quát về phong tục tập quán chính là những quy ước có tính tổng hợp về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó thường có phần nội dung đề cập đến những quy tắc hay cách ứng xử cần tuân theo. Nó được hình thành và tồn tại từ lâu đời, trước khi có pháp luật…nó được hình thành như một nhu cầu tất nhiên từ quá trình hoạt động, sinh sống của con người từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt….Thế nhưng khi pháp luật xuất hiện thì PTTQ cũng khong bị mất đi mà chỉ thay thế một phần chứ không thay thế hoàn toàn phong tục những tập quán trong việc điều chỉnh những QHXH
2, Ảnh hưởng của Phong tục tập quán đối với những quy định PL về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Không chỉ ở VN mà trên thế giới cũng có nhiều dân tộc có quan niệm con người chết chưa phải là hết mà vẫn còn tiếp tục sống ở cõi vĩnh hằng cho nên cần được mai táng…Những phong tục và tín ngưỡng mai táng người đã chết theo nghi thức dân gian thì đã xuất hiện và được tồn tại khá lâu đời ở những khu vực, vùng miền,…và những phong tục này có sự tác động mạnh mẽ đến quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của người sau khi chết thể hiện ở một số những quan niệm sau:
Với quan niệm về sự sống và cái chết đó là sống gửi, thác về nên những người thân thích của người đã mấy luôn quan tâm đến việc mai táng xác của người thân mình ở đâu là một điều được tính toán, cẩn trọng kỹ lượng. Quan niệm về mồ yên mã đẹp đã ăn sâu vào con người. Do đó khi một người mất mặc dù khi còn sống họ có đơn hiến xác sau khi chết thế nhưng ý nguyện của cá nhân này lại không được thực hiện do những người thân thích của họ không đồng ý với việc này.
Xem thêm: BLDS 2015
Do đó, để đáp ứng được những nguyện vọng âm niệm của người có nhu cầu hiến xác, hiến BPCT đúng như luật định là tự nguyện với người hiến và người được ghép, vì mục đích nhân đạo hoặc chữa bệnh, giảng dạy, nghiên cứu khoa học….bởi khác với những quyền nhân thân khác thì mục đích chủ yếu cua rvieejc thực hiện quyền hiến mô, hiến BPCt người và hiến các lại không đem lại lợi ích cho chủ thể mà chủ yếu đem đến lợi ích cho chủ thể khác, cho lợi ích chung của xã hội.
Trên cơ sở đó thì có thể thấy rằng việc ghi nhận quyền hiến mô, BPCT người và hiến xác của cá nhân là hoàn toàn phù hợp với những truyền thống đạo đức của dân tộc VN. Việc quy định về hiến mô, hiến BPCT và hiến xác là những nghĩa cử cao đẹp cần được ghi nhận và trân trọng
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: BLDS2015, ghép mô, hiến bộ phận cơ thể, hiến lấy mô, phong tục tập quán