ĐỐI TƯỢNG BẢO ĐẢM CỦA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

ĐỐI TƯỢNG BẢO ĐẢM CỦA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
ĐỐI TƯỢNG BẢO ĐẢM CỦA BẢO LƯU QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH

1. Khái niệm về bảo lưu quyền sở hữu

Nếu như nhìn nhận dưới góc độ khoa học thì bảo lưu có thể hiểu là việc giữ nguyên không thay đổi và chừa lại để dùng khi cần. còn bảo lưu quyền sở hữu chính là việc mà chủ sở hữu sẽ giữ lại quyền sở hữu tài sản mà đáng lẽ ra nó phải được chuyển cho bên mua tính từ thơi điểm bên mua nhận tài sản. Nghĩa là bên chủ sở hữu sẽ được tạm hoãn việc thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền SH cho bên mua đến khi mà bên mua đã thực hiện việc trả tiền xong.

Bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được tạm hoãn việc thực hiện NV chuyển quyền ở hữu cho bên kia là bên mua. Như vậy sẽ nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ có thể thanh toán được đầy đủ số tiền mua bán tài sản đúng theo thời hạn đã thỏa thuận trước đó.

2. Về đối tượng của bảo lưa quyền sở hữu theo PL hiện hành

a. Quy định điều kiện của loại tài sản được xem là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu

Đối với bất kì biện pháp bảo đảm nào thì khi trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm đó cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện mà pl quy định. Vì vậy, cũng như những biện pháp bảo đảm tài sản khác thì đối tượng của biện pháp bảo lưu quyền SH này cũng cần phải thỏa mãn được những điều kiện nhất đinh. Cụ thể như sau:

Một là, tài sản đó phải là tài sản được phép đem ra để thực hiện giao dịch.

Xét về khía cạnh này thì PL dân sự đã chia tài sản làm 3 loại chính gồm tài sản cấm lưu thông; tài sản hạn chế lưu thông và ài sản được tự do lưu thông. Dựa vào đó thì có thể thấy loại tài sản sẽ trở thành đối tượng của biện pháp này chính là tài sản được phép lưu thông.

Như vậy đối Tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán nói chung hay đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu nói riêng phải là những loại tài sản được phép giao dịch

Thứ hai, Không chỉ là loại tài sản được phép giao dịch mà tài sản đó phải thuộc sở hữu của người bán hoặc là người bán có quyền bán.

Bởi như chúng ta biết, bản chất của hợp đồng mua bán đó chính là việc bên mua tài sản chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mà việc này chính là việc bên bán đang thực hiện quyền định đoạt đối với chính tài sản cuẩ mình.

Thứ ba, tài sản này phải được xác định cụ thể.

Bởi lẽ việc xác định cụ thể loại tài sản mua bán sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc xác định bên bán có thực hiện được NV giao tài sản một cách dễ dàng hay không? Vì nhiều khi bên mua không thực hiện thanh toán hết tiền khi mua tài sản

Tiếp theo. Tài sản này không phải là loại TS đang có tranh chấp về quyền sở hữu. Đồng thời cũng không phải là loại TS đang bị kê biên để chờ thi hành án hoặc để thực hiện một quyết định nào đó của cơ quan NN có thẩm quyền

Cuối cùng đó là không phải đối tượng của những loại biện pháp bảo đảm khác.

b. Một số những đặc trưng của TS được xem là đối tượng của biện pháp trên

Một là, Loại tài sản được xem là đối tượng bảo lưu sẽ không phải thuộc sở hữu của bất kì bên bảo đảm nào

Hai là, Không phải tất cả nhưng thông thường thì những loại tài sản là đối tượng của bảo lưu thì thường là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

Thứ ba, loại tài sản này chính là đối tượng của hợp đồng có NV được bảo đảm bằng việc bảo lưu quyền sở hữu.

Bốn là, Xét về giá trị của TS được xem là đối tượng bảo đảm thì phải luôn lớn hơn hoặc là bằng so với giá trị NV cần được thanh toán

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,