MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA ĐIỀU 605 BLDS 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA ĐIỀU 605 BLDS 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA ĐIỀU 605 BLDS 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
  1. Phân tích, đánh giá những bất cập của Điều 605 BLDS 2015

     Thứ nhất, thuật ngữ “nhà cửa” và “công trình xây dựng khác” được sử dụng không phù hợp.

Nhà cửa cũng chính là một trong những loại công trình xây dựng mà con người tạo ra bằng sức lực của mình. Điều đó đồng nghĩa với khái niệm “công trình xây dựng” đã bao hàm trong luôn cả khái niệm về “nhà cửa”. Việc này cho thấy nhà làm luật sử dụng cả hai khái niệm trên mặc dù không gây ra nhầm lẫn nhưng thiết nghĩ là không cần thiết.

      Thứ hai, Điều 605 không đề cập tới vấn đề xác định thứ tự chịu TNBTTH khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại.

Điều này gây khó khăn trong việc xác định chỉ thể chịu TNBT, đặc biệt trong trường hợp cả CSH và NCH, người sử dụng đang cùng quản lý và sử dụng tài sản. Nếu như theo quy định thì người nào đang quản lý nhà cửa, CTXD khác thì người đó phải bồi thường, tuy nhiên sẽ không công bằng trong một số tình huống (VD như người đó là người trông hộ) . Hoặc nếu xác định chủ thể BTTH dựa trên cơ sở lỗi trong quản lý hoặc việc được hưởng các quyền đối với tài sản thì công bằng nhưng không phù hợp với quy định của luật.

     Thứ ba, việc sử dụng các thuật ngữ để xác định chủ thể chịu TNBTTH hiện nay là không phù hợp, dẫn tới sự chồng chéo giữa các khái niệm và chưa bao quát được tất cả các trường hợp có thể phát sinh trên thực tế

Khái niệm “NCH” có thể bao hàm cả người được giao quản lý, sử dụng tài sản. Ngoài ra, NCH, sử dụng ở đây cũng có thể là những NCH, sử dụng không phải do CSH chuyển giao, mà họ có quyền chiếm hữu, sử dụng thông qua những căn cứ khác do pháp luật quy định.

     Thứ tư, so với BLDS 2005, mặc dù đã bổ sung cụm từ “NCH” nhưng điều đó là chưa đủ căn cứ để xác định được TNBTTH của người sử dụng trái pháp luật nhà cửa, CTXD khác. Bởi để có thể sử dụng nhà cửa, CTXD khác đôi khi không cần phải chiếm hữu nó. Do vậy rất khó để buộc người sử dụng trái pháp luật BTTH.

     Thứ năm, quy định về TNBTTH của người thi công chỉ hướng tới việc xác định trách nhiệm liên đới giữa người thi công với CSH hoặc các chủ thể khác.

Tuy nhiên điều này chỉ hợp lý khi cả người thi công và CSH hoặc các chủ thể khác cùng có lỗi khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại. Ngược lại, trong trường hợp lỗi hoàn toàn chỉ thuộc về người thi công (VD: vừa giao nhà chưa kịp ở thì nhà đã sập) thì không thể buộc CSH hoặc các chủ thể khác phải chịu trách nhiệm liên đới. Hơn nữa, khái niệm “người thi công” chưa được giải thích rõ ràng. Nếu hiểu theo tinh thần của Điều 605 thì chỉ những người thi công xây dựng công trình gây thiệt hại mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều này còn công trình có liên quan thì không.

     Thứ sáu, cả hai BLDS 2005 và 2015 đều không đề cập tới TNBTTH của người thứ ba.

Trong Điều 584 quy định chung về căn cứ phát sinh TNBTTH do tài sản gây ra cũng không đề cập tới TNBTTH của người thứ ba. Nếu buộc tội CSH, NCH, người được giao quản lý, sử dụng phải bồi thường toàn bộ ngay cả khi người thứ ba có một phần hoặc toàn phần lỗi (VD: nhà A đào móng làm đổ nhà B và việc đổ nhà đó gây thiệt hại cho người xung quanh) thì không phù hợp với lẽ công bằng.

  1. Những định hướng hoàn thiện Điều 605 BLDS 2015

     Thứ nhất, BLDS Việt Nam nên sử dụng thống nhất một thuật ngữ để đảo bảo tránh sự rườm rà trong quy định của luật đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các quy định trong các luật khác có liên quan. Vì vậy nên sử dụng thuật ngữ “công trình xây dựng” thay cho các thuật ngữ “nhà cửa, CTXD khác”.

     Thứ hai, cần xác định thứ tự chịu TNBTTH theo từng trường hợp cụ thể (VD: nếu công trình xây dựng gây thiệt hại do bị đổ vì thiếu bảo dưỡng hoặc khuyết tật trong khi xây dựng thì CSH phải bồi thường, nếu công trình gây thiệt hại do hỏa hoạn thì người quản lý một phần hoặc toàn phần CTXD phải BTTH,..). Ngoài ra có thể tham khảo BLDS Pháp, Đức, Nhật Bản để hoàn thiện các quy định về xác định thứ tự chịu TNBTTH của BLDS Việt Nam .

Xem thêm: BLDS 2015

     Thứ ba, chỉ nên xác định ba chủ thể “CSH, NCH, người sử dụng”.Tuy nhiên cũng không nên giữ nguyên quy định của Điều 627 BLDS 2005 là “CSH, người được giao quản lý, sử dụng” bởi trên thực tế NCH, người sử dụng có thể không phải là người được giao quản lý mà họ chiếm hữu, sử dụng dựa trên những căn cứ khác thậm chí là chiếm hữu trái pháp luật.

     Thứ tư, cần phải bổ sung các quy định về TNBTTH của người thi công. Theo quan điểm của TS. Nguyễn Văn Hợi – Phó trưởng Bộ môn LDS, cần sửa đổi như sau: “Người thi công có lỗi để CTXD gây thiệt hại thì người thi công phải BTTH. Khi người thi công có một phần lỗi thì phải liên đới BTTH với CSH, NCH, sử dụng” .

     Thứ năm, quy định về TNBTTH của người thứ ba có thể chia thành hai hướng giải quyết. Ta có thể được quy định tại Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 hoặc có thể quy định tại Điều 605 BLDS 2015. Quy định TNBTTH của người thứ ba có thể như sau: “Người thứ ba có lỗi để CTXD gây thiệt hại thì người thứ ba phải BTTH. Khi người thứ ba có một phần lỗi thì phải liên đới BTTH với CSH, NCH, sử dụng” .

        ————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: