Về khái niệm
Có thể hiểu, đại diện theo pháp luật hay còn gọi là đại diện đương nhiên được xác lập theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền và theo điều lệ pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Đại diện theo Pl là loại đại diện mặc nhiên và có sự ổn định về người đại diện.
Căn cứ pháp lý
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 để xác định các trường hợp đủ điều kiện để được đại diện cho nhau. Việc quy định như vậy mang tính chất ràng buộc trách nhiệm của hai vợ chồng với nhau trong việc thực hiện các giao dịch dân dự vì mục tiêu duy trì đời sống chung của gia đình. Bởi khi QH vợ chồng được xác lập là trên cơ sở của tình yêu, sự tự nguyện của hai bên nam, nữ. Do đó, họ có thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho người kia khi họ không đủ NLHVDS để thực hiện một số các giao dịch.
-
Đại diện giữa vợ và chồng khi một trong hai bên mất NLHVDS
Để có thể trở thành người có thể tham gia các giao dịch dân sự và trở thành chủ thể của quan hệ pl dân sự tì cá nhân người đó trước tiên phải có tư cách chủ thể. Tư cách chủ thể của cá nhân có đầy đủ và hoàn thiện khi họ có đầy đủ NLHVDS.
Năng lực hành vi dân sự là gì? Đó là khả năng của một cá nahan nào đó bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện Q&NV dân sự.
Theo đó, để hiểu một người bị coi là mất NL HVDS thì phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Một là, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị mắc các bệnh khác mà họ không còn đủ khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Một số các bệnh khác như: Hoảng loạn, hôn mê, tâm thần phân liệt hay mất trí nhớ… nên dẫn tới việc bị mất khả năng nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình dù ở bất kì độ tuổi nào.
Hai là phải có đơn của người mà có quyền và lợi ích liên quan hoặc của một cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu TA tuyên bố một người đã bị mất NLHVDS.
Xem thêm: Luật HN&GĐ năm 2014
Ba là,việc Tòa án tuyên bố một người mất NLHVDS thì phải bằng một quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật quy định bắt buộc phải có người giám hộ. Như vậy, theo quy định của BLDS thì vợ hoặc chồng là người giám hộ đương nhiên và đầu tiên của vợ hoặc chồng bị mất NLHVDS
Như vậy về nguyên tắc thì pháp luật luôn ưu tiên các chủ thể trong quan hệ hôn nhân trước để được xác định tư cách giám hộ, là người đại diện trước pháp luật của người vợ hoặc của người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc quy định như vậy là xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, vợ hoặc chồng chỉ làm người giám hộ cho chồng hoặc vợ khi thỏa mãn các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ quy định theo Bộ luật dân sự 2015. Khi thỏa mãn được các điều kiện thì người giám hộ đương nhiên cho vợ hoặc chồng bị mất NLHVDS sẽ có nhiều quyền và nghĩa vụ hơn khi làm đại diện.
-
Đại diện giữa vợ và chồng trong truong trường hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế về NLHVDS
Về cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì quy định tại Điều 24 BLDS 2014. Như vậy trong trường hợp vợ hoặc chồng mà bị hạn chế về NLHVDS thì người đại diện của họ có thể là một bên vợ hoặc chồng có đủ NLHVDS nhưng cũng có thể là người được cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Và pháp luật chỉ công nhận quyền đại diện này trong trường hợp quyền và lợi ích của họ không bị đối lập với nhau. PL như vậy là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hạn chế NLHVDS nhưng đôi khi cũng chính điều này lại gây trở ngại trong quan hệ vợ chồng.
Đồng thời cũng cần làm rõ sự khác biệt giữa tư cách chủ thể của người đại diện có người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sựu và người bị mất NLHVDS
Qua đó, có thể thấy chồng và vợ là người đại diện đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập gia dịch. Và giao dịch đó phải không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người đại diện.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486