1. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là gì?
Có thể hiểu, tảo hôn (TH) là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ thì từ đủ 18 tuổi trở lên ( Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Về hôn nhân cận huyết (HNCH) được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Có thể hiểu đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhauhoặc là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
2. Hậu quả khôn lường ra sao?
a. Về hệ quả tiêu cực đối với cá nhân, GĐ
Thứ nhất tảo hôn, kết hôn cận huyết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em
– Trẻ TH tiếp cận với tình dục khi cơ thể còn đang phát triển, trẻ chưa có sự hiểu biết đầy đủ về giới tính và sức khỏe sinh sản, và chưa thể đảm đương trách nhiệm làm vợ chồng, làm cha mẹ.
– Đối với trẻ em gái thì cơ thể chưa phát triển không đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai, hoặc con của trẻ em TH bị thường chết lưu hoặc chết non, thậm chí là tử vong cả mẹ và con
– Đối với việc những đứa trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên gặp phải nhiều trường hợp nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe của cá nhân mà còn tác động tiêu cực tới chất lượng dân số. Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh chậm phát triển thậm chí tử vong cao cao hơn so với các trẻ em thông thường.
Thứ hai TH hoặc KHCHT sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói, thất học, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình
– Chúng ta thấy rằng, hầu như các cặp vợ chồng KHCHT, tảo hôn thường có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập rèn luyện không được tốt. Vấn đề này dẫn tới việc không đủ khả năng chăm sóc con cái cũng như chu cấp về kinh tế, giáo dục con cái về sau. Mặt khác chưa đủ chín chắn để có thể thực hiện tốt sứ mệnh của 1 người mẹ, người cha
– Không chỉ vậy, một điều đáng lo hơn hết đó là trẻ em gái tảo hôn thường có nguy cơ bị bạo hành từ người chồng hoặcGĐ người chồng cao hơn người trưởng thành do chưa đủ khả năng để tự bảo vệ bản thân
– Đồng thời TH hay KHCHT còn khiến trẻ mất đi cơ hội được tiếp tục học tập, mất đi cơ hội có việc làm tạo thu nhập cho gia đình, ít có cơ hội độc lập về tài chính, không có tiếng nói trong gia đình, thậm chí là bị cô lập với xã hội bên ngoài
b. Về hệ quả tiêu cực đối với xã hội
Một là, việc TH hoặc KHCHT gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm sức khỏe giống nòi.
Bởi một số nguyên nhân như: Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển tử vong cao. Còn trẻ mang thai sớm thì có nguy cơ gặp biến chứng trong thời kỳ sinh sản, ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như khả năng lao động tương lai
Tiếp đến, kéo theo gánh nặng giảm thiểu các thiệt hại do tảo hôn và kết hôn cận huyết thống gây ra cho xã hội
Có thể do hệ lụy của việc KHCHT, tảo hôn là vấn đề về kinh tế, gây nên một vòng luẩn quẩn khó giải quyết đó là nghèo đói- Tảo hôn, kết hôn cận huyết- bỏ học- không có cơ hội tìm kiếm việc làm- sinh con ra sức khỏe kém, dễ ốm đau- nghèo đói. Vấn nạn này là rào cản đối với hoàn thành các mục tiêu phát triển của Việt Nam
cuối cùng, vấn nạn này còn khiến cho các cơ quan chính quyền gặp khó khăn trong công tác thực thi pháp luật, quản lý dân số- hộ tịch, phát triển các chính sách kinh tế- xã hội ở địa phương, đất nước
Bởi đầu tiên việc không đăng ký kết hôn, trẻ em sinh ra không được đăng ký khai sinh đã dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý dân số tại địa phương, không thể kịp thời có các biện pháp chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Chẳng hạn như việc các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương sẽ không nắm bắt được số trẻ em được sinh ra, không có cơ chế quản lý phù hợp, đúng đắn..chính điều này làm cho vấn nạn này mãi không được giải quyết triệt để.
————————————————-
Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:
?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????
Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Website:https://sjklaw.vn/
Email: sjk.law@hotmail.com
Hotline: 0962420486
Tags: kết hôn cận huyết, Tảo hôn