CẤP LẠI GIẤY CHỨNG SINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT HOẶC HƯ HỎNG

 

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG SINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT HOẶC HƯ HỎNG
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG SINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT HOẶC HƯ HỎNG

Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người.

Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi chưa kịp thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu theo quy định

– Giấy chứng sinh bản chính (do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Trên giấy chứng sinh có ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ. Các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế. Tất cả những thông tin này sẽ phục vụ cho quá trình đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

– Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Đó có thể hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Lưu ý, các giấy tờ này phải là bản chính.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

 Tuy nhiên, nếu  giấy chứng sinh  làm mất hoặc hư hỏng thì quý khách hàng cần tiến hành thủ tục cấp lại như sau:

  1. Lĩnh vực: Dân số – Sức khoẻ sinh sản
  2. Cơ quan tiếp nhận: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh lần đầu
  3. Cơ quan thực hiện: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  4. Đối tượng thực hiện:

+ Công dân Việt Nam
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Cán bộ, công chức, viên chức

  1. Thành phần hồ sơ:01 bộ

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư theo mẫu quy định tại phụ lục 3-TT số 17/2012/TT-BYT của Bộ Y tế

Đơn đề nghị

  1. Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết)
  2. Cách thức tiếp nhận:

+ Trực tiếp

+ Dịch vụ bưu chính

  1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Cha mẹ hoặc người thân thích của trẻ gửi hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng sinh cho cơ sở khám chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng sinh lần đầu.
+ Bước 2: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cấp lại Giấy chứng sinh cho trẻ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
+ Bước 3: Trả giấy chứng sinh cho gia đình trẻ tại cơ sở y tế.

  1. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH SJKLAW

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , , ,