YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG TỚI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC KẾT HÔN?

YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG TỚI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC KẾT HÔN?
YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG TỚI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC KẾT HÔN?

Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn giữa các cặp vợ chồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản:

Thứ nhất, chi phối bởi yếu tố tự nhiên

Bởi con người vốn là một thực thể của thế giới tự nhiên và con người phải tôn trọng các quy luật của thế giới tự nhiên. Do đó khi điều chỉnh việc kết hôn thì trước tiên phải xuất phát từ quyền tự nhiên của cá nhân, chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên.

– Quyền con người trước khi là quyền thì nó là quyền tự nhiên, và kết hôn cũng là một trong những quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Do vậy:

– Theo tự nhiên thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người là đàn ông và một người phụ nữ, Nên khi xác lập quan hệ vợ chồng là giữa hai người khác giới tính. Từ đó mà dẫn đến quy định pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng giới.

– mặt khác một số các quy định như cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời cũng vốn đã được hình thành từ rất lâu, từ những ngày đầu thời kỳ tiền sử.

Như vậy, rõ ràng việc PL điều chỉnh vấn đề kết hôn và ghi nhận nó là chịu sự chi phối của yếu tố tự nhiên. Cũng xuất phát từ lý luận này để giải thích cho cơ sở hiện thực hóa quyền kết hôn của cá nhân.

Thứ hai, các yếu tố xã hội cũng chi phối mạnh mẽ

– Về điều kiện kinh tế xã hội: Thực tiễn đã chứng minh các điều cấm kết hôn liên quan đến thể chất của con người kết hôn đã phản ánh rõ dấu ấn các điều kiện kinh tế và xã hội.

Ví dụ: trước kia trong những năm 196 thì theo luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì những người bị loạn óc, bị bệnh hủi,…không được phép kết hôn. Thuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh xã hội thì sự phát triển của thế giới ý học đã giúp loại bỏ được sự nguy hiểm của những loại bệnh này cho nên đến Luật hôn nhân 1986 điều cấm này đã được loại bỏ.

Đồng thời, điều kiện KTXH còn tác động trực tiếp tới sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi người, và lấy đó làm căn cứ để quy định về độ tuổi kết hôn.

– Về điều kiện phong tục, tập quán: Sự chi phối của lĩnh vực này thể hiện rõ nét ở hai khía cạnh:

+ Một là: phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình được luật hóa thành các quy phạm pháp luật.

+ Hai là, phong tục tập quán xấu, lạc hậu về hôn nhân, cản trở quyền tự do kết hôn của mỗi cá nhân.

Ví dụ: tục nối dây hay cướp vợ….

– Về truyền thống văn hóa của dân tộc

Từ bao đời nay VN vốn là một nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Đặc biệt là sự tiếp thu có chọn lọc tư tưởng Nho giáo với cốt lõi là tư tưởng coi trọng các mqh rường cột trong đời sống xã hội như mối quan hệ gia đình. Điều này đã góp phần chi phối sâu sắc đến đời sống hôn nhân và có tác động đến việc điều chỉnh kết hôn của pháp luật.

Bên cạnh đó những giá trị truyền thống văn hóa của người dân VN cũng được thể hiện rõ những giá trị truyền thống văn hóa của người Việt Nam như sự chung thủy, …

Về chính sách xã hội

Các chiến lược quốc gia về gia đình của VN là một trog những nhóm chính sách có mối liên hệ sâu sắc với pháp luật điều chỉnh kết hôn. Bởi lẽ thực hiện mục tiêu là xây dựng gia đình VN tiến bộ, no ấm, bình đẳng và hạnh phúc là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xh.

Do đó, pháp luật để điều chỉnh về vấn đề KH tốt thì cần phải bảo đảm là hệ thống các quy phạm pháp luật tạo cơ sở cho việc xác lập cuộc hôn nhân lành mạnh.

 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

 

Tags: ,