VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH – XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH?

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH - XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH?
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH – XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH?

Nghiệm thu công trình được coi là việc kiểm định chất lượng của một công trình sau khi xây dựng để đưa vào xử dụng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và cần thiết trong xây dựng bởi đây chính là những cơ sở để đảm bảo sự an toàn và chất lượng công trình mà nhà thầu đã cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng thỏa thuận của hai bên và tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng. Vậy, nếu vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lí

Nghị định 16/2022/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

Thế nào là nghiệm thu công trình?

Nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Có thể hiểu đây là hoạt động kiểm tra chất lượng công trình từ đó ra các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Nghiệm thu công trình bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.

+ Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật trong đó có kèm theo hợp đồng xây dựng.

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng.

+ Kết quả kiểm tra, kết quả thí nghiệm chất lượng thiết bị, vật liệu được thực hiện trong quá trình xây dựng.

+ Nhật ký giám sát, nhật ký thi công và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu công trình.

+ Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu.

Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu công trình

Căn cứ theo quy định tại điều 18 Nghị định 16/2022/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, chủ thể có hành vi vi phạm quy định về nghiệm thu công trình xây dựng bị xử phạt như sau:

Trường hợp 1: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ thể có một trong các hành vi sau:

+ Nghiệm thu không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.

+ Không gửi văn bản đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định.

Trường hợp 2: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Đối với chủ thể có hành vi đưa bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định.

Trường hợp 3: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với chủ thể có một trong các hành vi sau:

+ Nghiệm thu khi khối lượng công việc chưa thực hiện hoặc khối lượng nghiệm thu lớn hơn khối lượng thực tế đã thực hiện đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP.

+ Công trình đã nghiệm thu nhưng không đảm bảo về chất lượng công trình.

Xem thêm: Luật xây dựng sửa đổi 2020.

Ngoài hình thức phạt tiền, chủ thể vi phạm trong các trường hợp trên còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 điều 18 của Nghị định này.

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486.

Tags: ,