Thủ tục sửa đổi thông tin trên giấy khai sinh theo quy định của pháp luật

I. CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Luật Hộ tịch 2014

Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ

Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/05/2020 của Bộ Tư pháp

II. KHÁI NIỆM

Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định.

Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

Chúng ta cải chính giấy khai sinh khi cần đính chính thông tin trong Giấy khai sinh chính xác và thống nhất với các thông tin cá nhân khác.

Giấy khai sinh cũng là 1 trong các loại giấy tờ về hộ tịch, nếu có sai sót thì cải chính, thay đổi nội dung thì đây là thủ tục cải chính, thay đổi thông tin hộ tịch.

Mục đích: hạn chế sai sót, đính chính lại thông tin hộ tịch chính xác, khớp với thông tin trên giấy tờ khác của cá nhân.

III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN VIỆC CẢI CHÍNH, THAY ĐỔI HỘ TỊCH

Việc thay đổi họ, tên đệm, tên của người dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ người đó.

Còn đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người đó.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

1. Hồ sơ

Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc theo mẫu (Mẫu số 17, phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP) – Bảng 2

Chứng minh/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện việc cải chính

Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/Giấy đăng ký tạm trú

Giấy tờ khác chứng minh căn cứ của việc thông tin bị sai sót, nhầm lẫn

VD: cải chính ngày tháng năm sinh của con, phải có giấy khai sinh gốc và giấy chứng sinh

Trường hợp có người khác thực hiện thì phải có giấy ủy quyền và CMND/CCCD của người đó.

2. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cải chính hộ tịch

Bước 3, thẩm định hồ sơ:

Công chức tư pháp – hộ tịch sau khi tiếp nhận hộ sơ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ cải chính hộ tịch và thực hiện các công việc theo luật định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật hộ tịch và pháp luật có liên quan, thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung cải chính vào Sổ hộ tịch, ghi nội dung cải chính (chỉ áp dụng đổi với Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn), ký tên cùng người yêu cầu cải chính hộ tịch vào sổ. Sau đó đề trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện cấp trích lục hộ tịch.

Bước 4: trả kết quả và gửi thông báo:

Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành trao cho người đăng ký bản trích lục hộ tịch hoặc Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy khai sinh cho người đăng ký cải chính hộ tịch.

3. NƠI  THẨM QUYỀN CẢI CHÍNH HỘ TỊCH:

UBND xã: Cải chính cho công dân VN chưa đủ 14 tuổi;

UBND cấp huyện: Cải chính cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và đang cư trú trong nước.

4. HÌNH THỨC NỘP

Nộp trực tiếp

Nộp trực tuyến tại địa chỉ moj.gov.vn hiện tại việc đăng ký hộ tịch trực tuyến mới được ứng dụng tại 7 tỉnh, thành phố trực thuộc TW là TP.HCM, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Hà Giang, Tỉnh Bắc Cạn, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Quảng Nam.

Nộp qua dịch vụ bưu chính

=> thời hạn giải quyết 03 ngày làm việc, nếu phải xác minh thì không quá 06 ngày làm việc.

Đây là trình tự, thủ tục theo luật định, nếu hồ sơ, thủ tục không có vấn đề gì thì các bạn có thể tự thực hiện được. Nếu phát sinh những vướng mắc mà các bạn không tự thực hiện được thì các bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam chúng tôi.

Sau đây là 1 số trường hợp vướng mắc chúng tôi đã cung cấp dịch vụ, thực hiện khi khách hàng gặp phải những vướng mắc không thể tự thực hiện khi cải chính, thay đổi thông tin hộ tịch.

Tags: