Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất và thủ tục tiến hành khởi kiện thế nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi đang có vướng mắc về tranh chấp đất đai và muốn giải quyết bằng con đường khởi kiện.
Tuy nhiên chúng ta nên tìm hiểu kỹ để xác định vụ việc đã đến mức phải khởi kiện hay không? Nếu phải gõ cửa cơ quan tố tụng thì thủ tục thế nào? quyền lợi quy định thế nào?

1. Luật sư tư vấn khởi kiện, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất

Việc hỏi ý kiến tư vấn luật sư trước khi tiến hành khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở, QSD đất hoặc khi bạn đang là bị đơn, người liên quan trong vụ án về đất đai là điều nên làm để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của bạn, bởi lẽ: Khi luật sư tham gia nghiên cứu hồ sơ và tư vấn cho bạn sẽ đảm bảo việc khởi kiện đúng pháp luật, đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, mức án phí, căn cứ tính án phí và tất cả các vấn đề khác liên quan đến tranh chấp đất đai mà bạn vướng mắc.

2. Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất

Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp QSDĐ được hướng dẫn, tư vấn tại Luật Minh Gia bao gồm các bước và nội dung về xác định thẩm quyền tòa án, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp đơn và tham gia tố tụng tại tòa án như sau:

Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện

Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

– Xác định vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định;

– Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Việc xác định thời hiệu khởi kiện, đánh giá về việc người khởi kiện còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không …

Bước 2: Thu thập chứng cứ, tài liệu chuẩn bị khởi kiện

Thu thập chứng cứ để xác định điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất, chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng được luật sư sẽ tư vấn cho quý khách hàng đối với từng trường hợp, vụ việc cụ thể.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Lập hồ sơ khởi kiện để nguyên đơn nộp cho Tòa án khi khởi kiện vụ án và các vấn đề khác liên quan. Nội dung cụ thể của hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

– Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… ( Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

– Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…

– Biên bản hòa giải tại xã, phường.

Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Quy định và thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất tại tòa án, bao gồm các hình thức như: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án

Quy định pháp luật cho đương sự về: Hòa giải tại Tòa án; Viết Bản tự khai; Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và các vấn đề khác liên quan.