QUYỀN CỦA BÊN CẦM GIỮ TÀI SẢN PHÁT SINH TỪ ĐÂU? VÀ NHỮNG QUYỀN ĐÓ LÀ GÌ?

 

QUYỀN CỦA BÊN CẦM GIỮ TÀI SẢN PHÁT SINH TỪ ĐÂU? VÀ NHỮNG QUYỀN ĐÓ LÀ GÌ?
QUYỀN CỦA BÊN CẦM GIỮ TÀI SẢN PHÁT SINH TỪ ĐÂU? VÀ NHỮNG QUYỀN ĐÓ LÀ GÌ?

Như chúng ta biết, việc chuyển giao tài sản cầm giữ từ bên có NV sang bên có quyền thì quan hệ vật quyền của bên có nghĩa vụ lúc đó sẽ tạm thời không được thực hiện, lúc này bên có nghĩa vụ từ thế chủ động trong việc thực hiện đối với vậy trở thành chủ thể trái quyền trong quan hệ cầm giữ tài sản. Do Đó, điều 348 pháp luật dân sự hiện hành có quy định cụ thể về quyền của bên cầm giữ, và tất cả đều được bắt đầu bằng từ : “yêu cầu” bên có nghĩa vụ phải là người có trách nhiệ thực hiện yêu cầu mà bên có quyền đưa ra,

Theo đó, bên có quyền trong quan hệ cầm giữ tài sản được xác định có những quyền sau đây

Một là , quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ mà phát sinh từ hợp đồng song vụ trước đó

Cầm giữ tài sản được coi là một cách thức tạo ra áp lực lớn, buộc bên có vi phạm nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện NV của mình đối với bên có quyền. Yêu cầu này phát sinh từ hợp đồng song vụ được xem là một quyền chứ không phải là đặc trưng của bên cầm giữ, vì ngay cả khi không phát sinh cầm giữ thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ của bên có NV thì bên có quyền cũng có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiến hành hoàn thành nghĩa vụ của mình,  Như vậy thì cho dù là nghĩa vụ đã được thực hiện một phần, chưa thực hiện xong thì bên có quyền được yêu cầu đến lúc nào bên có NV thực hiện xong

Thứ hai, quyền được yêu cầu bên có NV phải thực hiện thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản và giữ gìn tài sản trong quá trình cầm giữ

Trước khi chuyển giao cho bên có quyền chiếm giữ và sau khi biện pháp cầm giữ chấm dứt thì bên có nghĩa vụ là người được hưởng những lợi ích từ tài sản mà mình chiếm hữu và phải bỏ ra chi phí để bảo quản và giữ gìn tài sản trong quá trình sử dụng tài ản. Thế nhưng trong thời gian tài sản do bên cầm giữ chiếm hữu thì họ lại phải bỏ ra một khoản chi phí nhất sịnh để thực hiện việc bảo quản và giữ gìn tài sản. do đó dù tài sản do bên có quyền giữ thì bên có NV vẫn phải thực hiện việc thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản và giữ gìn tài sản này.

Việc thanh toán những chi phí phát sinh thuộc phạm vi nghĩa vụ bảo đảm nên chỉ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại, trả lãi hay chi phí bảo quản tài sản (nếu có) thì mới được xem là đã thực hiện xong nghĩa vụ. Còn trong trường hợp mà bên cầm giữ được hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản thì họ cũng phải chịu chi phí cho việc bảo quản và giữ gìn tài sản. Và theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì việc thanh toán những chi phí này chỉ được áp dụng khi các bên không có sự thỏa thuận nào khác

Ba là, quyền được khai thác TS cầm giữ để thu lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý và giá trị thu được từ việc khai thác tài sản đó bù trù vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ

Rõ ràng, bên cầm giữ TS không phải là chủ sở hữu của tài sản nên ngoài quyền chiếm hữu thực tế thì họ không có bất kì một quyền năng nào khác nếu như không có được sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, nên khi khai thác tài sản để thu hoa lợi, lợi tức không phát sinh đương nhiên mà cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Và các bên có sự thỏa thuận với nhau trong việc thu lợi từ tài sản đó – đây là quyền tự định đoạt của các bên chủ thể trong hợp đồng

Việc quy định như vậy đối với bên cầm giữ nhằm bảo đảm được tính thống nhất giữa các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản, bởi lẽ bản chất của việc cầm giữ chính là bên có quyền quản lý TS nhằm tạo áp lực để bên có NV phải thực hiện NV của mình và ngăn ngừa được việc tẩu tán tài sản của bên có nghĩa vụ

Xem thêm: BLDS 2015

Bên cạnh đó, quy định trên còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán các khoản nợ đối với bên cầm giữ và giúp cho bên cầm giữ được bù đắp các chi phí phát sinh trong quát trình cầm giữ TS

Thế nhưng, quyền này chỉ được thực hiện khi bên có NV đồng ý để bên có quyền được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi túc mà thôi, do đó trong cuộc sống vẫn có rất nhiều trường hợp mà bên có NV họ không đồng ý để cho bên có quyền được khai thác công dụng của tài sản.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,