PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ KHÁC SO VỚI PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI?

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ KHÁC SO VỚI PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI?
PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ KHÁC SO VỚI PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI?
  1. Như thế nào là pháp nhân thương mại?

Có nhiều định nghĩa về loại pháp nhân này, tuy nhiên theo điều 75 pháp luật dân sự 2015 có thể hiểu Pháp nhân thương mại là loại pháp nhân có mục tiêu chính đó là tìm kiếm lợi nhuận và khi lợi nhuận đạt được sẽ tiến hành chia cho các thành viên

Ví dụ: Công ty TNHH xây dựng đô thị Quỳnh Chi, sau quá trình hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng khu biệt thự liền kề Sông Mã thì đã thu được một khoản lợi nhuận tương đối lớn lên tới 80 tỷ. Sau khi lấy Lãi suất lợi nhuận thu được khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ về thuế thì số tiền công ty thu được lên đến hàng chục tỷ đồng, cụ thể là còn 79 tỷ. Lúc này Số tiền 70 tỷ đó được chia theo tỷ lệ thuận tương ứng với số vốn tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong hội đồng thành viên và số tiền dư còn lại công ty chia đều cho các thành viên có đóng góp lớn cho dự án mới của công ty

  1. Pháp nhân thương mại có đặc điểm như thế nào?

Căn cứ vào tính chất, hoạt động thì pháp nhân thương mại cũng có những đặc điểm chung và những đặc điểm riêng biệt để phân biệt so với các loại pháp nhân khác.

Thứ nhất, về đặc điểm chung với tư cách là một pháp nhân thì bao gồm những đặc điểm như sau:

Một là, pháp nhân thương mại bắt buộc phải có năng lực pháp luật. Đây là một điểm khác biệt của pháp nhân so với cá nhân, pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng có năng lực pháp luật khi tham gia các quan hệ pháp luật được coi là đặc điểm cũng là điều kiện bắt buộc khi trở thành pháp nhân

Hai là, năng lực pháp luật  (NLPL) và năng lực hành vi (NLHV) của pháp nhân thương mại đồng thời cùng xuất hiện hoặc cùng chấm dứt ở một thời điểm nào đó.

Ba là, pháp nhân thương mại khi tiến hành thực hiện các giao dịch có liên quan thì chỉ có thể tiến hành được thông qua chính cơ quan của pháp nhân đó mà thôi 

     Đặc điểm riêng biệt của pháp nhân thương mại.

Một là, mục đích của phấp nhân thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, đây được xem là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt với pháp nhân phi thương mại,  phi lợi nhuận, khi thành lập mục đích hoàn toàn khác như cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang,…

Hai là, lợi nhuận của pháp nhân thương mại khi đạt được trong quá trình hoạt động thì sẽ tiến hành chia cho các thành viên.

  1. Các loại hình của pháp nhân thương mại theo pháp luật hiện hành

Đối với pháp nhân thương mại, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Tuy nhiên không phải loại hình doanh nghiệp nào khi nhận được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền cũng được công nhận là pháp nhân.

Ví dụ như Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ sở kế hoạch đầu tư theo đúng quy định nhưng không được Luật Doanh nghiệp công nhận là pháp nhân, vì nó chưa đáp ứng được các quy định trong bộ luật Dân sự.

   4. Mục đích thành lập của pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại khi được thành lập đã xác định nhằm tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Ví dụ: anh T và công ty A thành lập ra công ty trách nhiệm hữu hạn TA, với vốn điều lệ là 1 tỷ, công ty TA hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận sau đó sẽ chia cho anh T và công ty A để kiếm lợi nhuận cho riêng cá nhân anh T và tổ chức A.

5 Luật điều chỉnh

Đối với pháp nhân thương mại, thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: ,