Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?
Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Pháp nhân là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân và điều kiện để có tư cách pháp nhân là gì? Hãy cùng SJKLAW tìm hiểu về một số quy định liên quan tới pháp nhân ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Pháp nhân là gì?

Căn cứ theo quy định tại điều 74 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu một cách cơ bản: Pháp nhân là một tổ chức (hoặc một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Có thể nói đây là một khái niệm dùng trong ngành luật học để phân biệt với cá nhân và các tổ chức khác.

Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Căn cứ theo quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015, một công ty/ doanh nghiệp được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có đầy đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, Tổ chức phải được thành lập theo đúng quy định của pháp luật

Điều này có nghĩa là tổ chức phải được thành lập đúng theo quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền thành lập/ cho phép thành lập.

Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định Bộ luật dân sự 2015.

Theo quy định của bộ luật này, một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.

Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành

Thứ ba, Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc tổ chức phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập thì mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập.

Thứ tư, Tổ chức nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Vì là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên phải bắt buộc pháp nhân có thể tự nhân danh chính mình. tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại điện theo pháp luật của tổ chức.

———————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,