PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?

PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?
PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO NHƯ THẾ NÀO?

Tại Việt Nam, vấn đề MTHVMĐNĐ được quy định tại Điều 94, 95, 96, 97, 99, 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và được quy định tại Nghị định 10/2015/NĐ – CP

1. Quy định về đk của việc mang thai hộ đối với bên nhờ mang thai hộ

Pháp luật hôn nhân đặt ra các điều kiện cụ thể của việc MTH đối với bên MTH để họ thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Thứ nhất, quy định về Đk “Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” nhằm xác định được việc mang thai hộ là giải pháp tình thế cuối cùng để các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muôn được làm cha mẹ.

Thứ hai, về điều kiện “vợ chồng đang không có con chung”. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quy định này

Thứ ba, điều kiện về việc “đã được tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý”. Quy định này nhằm giúp các bên trong quan hệ mang thai hộ có thể nắm bắt, hình dung được quá trình mang thai hộ, các quyền nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ việc mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm lý của các bên… để họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quyết định của mình trước khi bắt đầu hành trình làm cha mẹ qua kỹ thuật mang thai hộ.

2, Về điều kiện của việc mang thai hộ đối với người mang thai hộ

Bên cạnh việc quy định về điều kiện đối với bên mang thai hộ thì pháp luật còn quy định điều kiện đối với người nhờ MTH để bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích của người MTH. Điều này đã góp phần làm cho việc MTH diễn ra thuận lợi hơn, ít xảy ra những tranh chấp hơn. Dưới đây là một số những ĐK như: 

Thứ nhất, điều kiện về người được nhờ mang thai hộ “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ”.

PL đã quy định vụ thể với từng trường hợp nhất định, để có thể bảo đảm lợi ích tốt nhất cũng như để việc MTH được thuận lợi. Thì với điều kiện là người thân thích thì rõ ràng PL phải đưa ra những quy định khác với những người xa lạ, không quan có chút quan hệ. Vì xưa nay, quan hệ trong gia đình vốn khá phức tạp, nếu không quy định thì sẽ rất dễ dẫn đến những tranh chấp. 

Thứ hai, Quy định về điều kiện người được nhờ mang thai hộ “đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần” nhằm giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định hơn khi thực hiện thiên chức làm mẹ khi sinh đứa trẻ thông qua kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Thứ ba, PL về HN&GĐ cũng có quy định về điều kiện “độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ” tại Luật HNGĐ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe sinh sản của người phụ nữ cũng như sức khỏe của đứa trẻ được sinh ra bởi kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

cuối cùng là điều kiện về  “trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” là một quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

3. Vấn đề xác định thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ cha, mẹ con

Về vấn đề này, PL về hôn nhân cũng dành một vị trí để quy định vì đây cũng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 97 Luật HNGĐ năm 2014 về Q&NV của người mang thai hộ  như sau: “Người MTH, chồng của người MTH có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.”

Dồng thời, tại khoản 2 Điều 98 Luật HNGĐ tiếp tục quy định về thời điểm phát sinh Q&NV của bên nhờ MTH như sau: “Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ MTHVMĐNĐ đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ MTH được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.”

4. Vấn đề quyền quyết định của bên mang thai hộ đối với số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai

   Nhà làm luật quy định vấn đề này tại  Khoản 4 Điều 97 Luật HNGĐ như sau: “Bên MTH có quyền yêu cầu bên nhờ MTH thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”. 

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: , ,