PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHỮNG PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG NÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP DƯỠNG

PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHỮNG PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG NÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP DƯỠNG
PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHỮNG PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG NÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CẤP DƯỠNG
  1. Căn cứ pháp lý quy định phương thức cấp dưỡng

Sau khi đã xác định được chủ thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng thì việc lựa chọn phương thức cấp dưỡng cũng là bước tiếp theo sẽ được thực hiện.

Về vấn đề này, pháp luật hôn nhân cũng đưa ra quy định cụ thể tại Điều 117 Luật HNVGĐ năm 2014

Từ quy định đó, có thể xác định phương thức cấp dưỡng cần lưu ý hai nội dung sau :

  1. Những phương thức cấp dưỡng được áp dụng

Cũng giống nhu mức cấp dưỡng, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng quy định cho các bên có quyền thỏa thuận phương thức cấp dưỡng. Được lựa chọn một trong hai phương thức sau:

Phương thức 1 là thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ hằng tháng, hàng quý, nửa năm hay hàng năm

– Việc quy định như vậy nhằm góp phần bảo đảm quyền quyền và lợi ích của con cái được đáp ứng đều đặn, bảo đảm cuộc sống cũng như nhằm duy trì tình cảm giữa người con và người mà không trực tiếp nuôi đứa trẻ đó

– Mặt khác, việc chia nhỏ chu kỳ cấp dưỡng ra thì khoản tiền cấp dưỡng sẽ nhỏ hơn, tạo cho người có thực hiện cấp dưỡng tâm lý nhẹ nhàng hơn và sẵn sàng thực hiện và tránh tình trạng chậm trễ việc thực hiện nghĩa vụ này vì một số lý do.

– Đồng thời quy định này đã cho thấy sự phù hợp với tình hình thu nhập của người thực hiện nghĩa vụ.

Phương thức 2 là cấp dưỡng một lần

– Việc ghi nhận đương sự có thể lựa chọn phương thức cấp dưỡng này nhằm bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng trong một số trường hợp như: Người có NV cấp dưỡng trốn tránh, trì hoãn…

– Tuy nhiên với phương thức cấp dưỡng này trong thực tiễn áp dụng cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế và nó chỉ phù hợp trong một số trường hợp nhất định.Nên pháp luật hôn nhân cần điều chỉnh cụ thể hơn về phương thức cấp dưỡng này, đưa ra những dự liệu trong tương lai.

  1. Thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm dừng cấp dưỡng trong trường hợp nào?

– Việc thay đổi nghĩa vụ cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người thực hiện NV lâm vào tình trang có khó khăn về tài chính mà không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ này nữa

– Thế nhưng, về vấn đề này thì pháp luật cũng chỉ mới dừng lại ở việc ghi nhận chứ chưa hoàn thiện các quy định cụ thể nên có thể dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,