NGƯỜI TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN CHƯA ĐỦ 18 TUỔI NẾU GÂY RA THIỆT HẠI THÌ AI SẼ LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG?

NGƯỜI TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN CHƯA ĐỦ 18 TUỔI NẾU GÂY RA THIỆT HẠI THÌ AI SẼ LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG?
NGƯỜI TỪ ĐỦ 15 TUỔI ĐẾN CHƯA ĐỦ 18 TUỔI NẾU GÂY RA THIỆT HẠI THÌ AI SẼ LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khi người chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi mà gây ra thiệt hại cho người khác thì người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước tiên được xác định chính là người chưa thành niên. Người chưa thành niên đó phải dùng tài sản của chính mình để tiến hành việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu trong trường hợp mà người chưa thành niên đó không đủ tiền để thực hiện việc bồi thường thì lúc này cha mẹ của họ sẽ là người đứng ra và dùng tài sản của mình bồi thường hết toàn bộ phần tài sản còn thiếu.

Việc quy định như vậy có đúng hay không?

Căn cứ từ thực tiễn khách quan, nhận thấy việc PL quy định như vậy là phù hợp vì khi quy định như vậy đã nâng cao trách nhiệm của người chưa thành niên trong cách cư xử của mình, biết kiềm chế suy nghĩ hơn trước khi hành động một việc gì đó. Con người rồi ai cũng phải đến lúc tự mình phải chịu trách nhiệm cho việc mình gây ra, không thể mãi được người khác bao bọc và chịu trách nhiệm và người chưa thành niên cũng vậy – họ cũng dần phải có ý thức và rèn luyện thói quen về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đời sóng xã hội.

Nếu một người chưa thành niên trong độ tuổi trên thực hiện một hành vi gây ra thiệt hại cho người khác và phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì từ đó sẽ góp phần giúp người chưa chưa thành niên có ý thức, suy nghĩ cân nhắc trước sau khi quyết định hoặc thuwjcj hiện một vấn đề, làm một hành động nào đó.

Liệu người chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có thể chịu trách nhiệm BTTH được hay không?

Mặc dù PL quy định người trong độ tuổi trên không có đầy đủ năng lực HVDS những khả năng nhận thức của họ đã phát triển cho nên ngoài những giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu và sinh hoạt hằng ngày thì những người đó còn có thể tự mình xác lập và thực hiện Q&NV dân sự nếu như có tài sản riêng và đủ để thực hiện NV dân sự trong phạm vi tài sản riêng đó. Bên cạnh đó, PL cũng quy định rằng những TS đặc biệt có giá trị lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất…thì sự định đoạt vẫn cần đến người đại diện theo PL đồng ý. Như vậy sẽ bảo đảm được tốt nhất quyền và lợi ích của người chưa thành niên.

Không chỉ vậy, việc quy định như vậy cũng phù hopwh với điều kiện kinh tế xã hội chưa hoàn toàn phát triển, nhiều trường hợp người chưa thành niên trong độ tuổi này đã phải tham gia lao động đểtìm kiếm thu nhập hỗ trợ cho gia đình và trang trải cho cuộc sống của bản thân. Do đó xét về tư cách chủ thể trong quan hệ PL dân sự thì cá nhân chưa thành niên ở độ tuổi đó họ có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

   ————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,