NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI LY HÔN KHÁC GÌ SO VỚI CÁC NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG KHÁC?

NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI LY HÔN KHÁC GÌ SO VỚI CÁC NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG KHÁC?
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON KHI LY HÔN KHÁC GÌ SO VỚI CÁC NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG KHÁC?
  1. Cấp dưỡng là gì và có đặc điểm như thế nào?

Có nhiều khái niệm về cấp dưỡng nhưng có thể hiểu khái quát rằng cấp dưỡng là một thuật ngữ thể hiên sự ràng buộc trong mối quan hệ về nghĩa vụ và quyền giữa những người họ không sống chung với nhau nữa nhưng trước đó lại có mối quan hệ.

Đây là một chế định mang tính pháp lý, nên cũng có những đặc điểm mang tính chất riêng biệt như:

Một là, quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ nhân thân gắn liền với TS trong luật HN&GĐ

Hai là, mối quan hệ này không chỉ phát sinh giữa những thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng.

Ba là, với mối quan hệ cấp dưỡng có tính chất là có đi có lại, điều này thể hiện sự tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhưng không đồng thời cùng lúc diễn ra cũng như không có tính tuyệt đối và tính đền bù tương đương.

Cuối cùng nó là một mối quan hệ phát sinh và chỉ phát sinh khi có những điều kiện nào đó.

  1. Hiểu như thế nào về cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi mà cha mẹ ly hôn là một loại nghĩa vụ pháp lý mà cả cha và mẹ đều bắt buộc phải thực hiện đối với con cái, nếu đứa trẻ là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nôi mình. Thế nhưng người cấp dưỡng phải là người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân .

– Đối với trường hợp cấp dưỡng cho con khi ly hôn cũng mang những đặc điểm riêng như sau:

Một là, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ đối với con cái của mình khi họ ly hôn phát sinh trên cơ sở mối quan hệ huyết thống hoặc là nuôi dưỡng.

+ Quan hệ huyết thống có thể hiểu đó là mối quan hệ giữa người được coi là cha mẹ (ruột) với con cái (ruột)

+ Ngược lại, thì quan hệ nuôi dưỡng xuất hiện khi cha mẹ nhận nuôi con nuôi.

Hai là, giữa người cấp dưỡng và người được nhận cấp dưỡng không sống chung với nhau. Vì nếu như họ sống chung với nhau thì coi như người cấp đưỡng đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng những người được cấp dưỡng thì đó không còn gọi là cấp dưỡng nữa.

  1. Ý nghĩa của việc cấp dưỡng

Một là, việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn là một sự tiếp nối truyền thống đạo đức của dân tộc từ xưa đến nay

Hai là, Nó còn góp phần xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi mà họ không còn là vợ chồng hợp pháp, cũng như khắc phục được phần nào đó hậu quả do ly hôn mang đến.

Ba là, không chỉ thế cấp dưỡng còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục tư tưởng và đạo đức; lối sống của thành viên trong xã hội.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,