Không có khả năng trả nợ thì bị xử lý như thế nào theo BLHS

1. Xem lại việc giao dịch giữa bên muốn vay và bên cho vay

Trường hợp có hợp đồng giao dịch; thì bên vay phải thực hiện đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng đó. Theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015.

Trường hợp không có hợp đồng giao dịch giữa các bên. Phải chứng minh, tìm lại được sự tồn tại của giao dịch trên thực tế. Cụ thể đó là qua email; tin nhắn; người làm chứng; lịch sử giao dịch của các bên. 

Tình huống vay ban đầu mà không có lãi; mà khi đến thời hạn cuối bên vay không trả được nợ hoặc không đủ thì có thể:

  • Bên cho vay yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất cho phép (tại khoản 2 Điều 468 của BLDS)
  • Mức lãi suất được tính bằng số tiền chậm trả tương ứng với thời gian sau thời hạn, trừ trường hợp đặc biệt khác.

Trường hợp vay ban đầu có lãi mà khi đến thời hạn không trả được hoặc không đầy đủ thì bên vay phải:

  • Trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất ban đầu thỏa thuận; phải tương ứng với thời hạn mà đến hạn chưa có đủ tiền trả;
  • Tình huống chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất theo quy định;

2. Trách nhiệm hình sự

– Không có đủ khả năng trả nợ; hoặc tình huống trả chưa đủ; thì không đủ yếu tố để CTTP theo BLHS. Được quy định tại Điều 8 BLHS.

– Tùy thuộc vào từng tính chất, vụ việc; thì việc bên vay có thể bị truy cứu TNHS tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể như Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. Do:

a) người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện:

-hành vi vay, mượn thuê tài sản;

-hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức khác.

b) dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; hay dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp

Từ đó, dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; tiếp theo, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức được Nhà nước xác lập và bảo vệ.

Việc đưa ra hình phạt sẽ tương ứng với trị giá của khoản vay giữa hai bên.

3. Đi tù thì có xóa được nợ không

Bên vay trong tình huống này có thể thỏa thuận với bên cho vay để hoãn thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Có thể kéo đến lúc khi thi hành án kết thúc; và phải được bên cho vay đồng thuận (tại Điều 354 BLDS 2015).

Mặt khác bên muốn vay nợ có thể ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện nghĩa vụ đó (tại Điều 283 BLDS 2015)

Kết luận, cho dù phải chấp hành hình phạt tù thì bên vay phải hoàn thành nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Bằng cách tự mình trả; hoặc ủy quyền đến cho bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,