HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN

1.Hiểu như thế nào về ly hôn?

Có thể hiểu ly hôn (LH) là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo pháp luật, do một trong hai bên yêu cầu, hoặc cả hai và được quyết định bằng bản án hoặc quyết định công nhận của Tòa án. LH dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn.

– Hậu quả pháp lý của việc ly hôn là kết quả tất yếu mà vợ chồng phải chịu khi quan hệ hôn nhân chấm dứt

2. Ly hôn để lại hậu quả pháp lý gì?

a, Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Thứ nhất, khi quyết định hoặc bản án của TA giải quyết ly hôn có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng chấm dứt. Lúc này, các Q&NV về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt. Đồng thời các Q&NV khác theo quy định của Luật HN&GĐ đình giữa hai bên sẽ cũng sẽ không còn.

Bên cạnh đó, nếu trường hợp một bên có khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng (Điều 115 Luật HN&GĐ năm 2014).

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

Kể từ khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng chấm dứt, vợ chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Trường hợp, vợ chồng đã ly hôn nhưng vì lý do nào đó họ trở về sống chung với nhau thì phải tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của gia đình và xã hội. Cuộ sống cho thấy có không ít trường hợp vợ chồng đã ly hôn sau đó theo trở về chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, khi có tranh chấp xảy ra thì việc bảo vệ quyền lợi của họ gặp rất nhiều khó khăn.

b, Về hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ – con

Pháp luật hôn nhân có quy định tại Điều 58 như sau: “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”

Từ điều luật trên, có thể thấy cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đồng thời việc nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con do hai vợ chồng thỏa thuận dựa vào các trường hợp sau:

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hàn

Một là, nếu trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Hai là, hoặc trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Trong trường hợp này thì người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con (theo quy định cấp dưỡng).

c, Về hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

– Khi ly hôn việc chia tài sản của vợ chồng theo nguyên tắc sẽ do các bên thỏa thuận” (khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014). Nhà nước luôn khuyến khích và tôn trọng sự tự thỏa thuận của các bên vợ chồng khi chia tài sản. 

Nếu trường hợp hai vợ chồng thì theo quy định sau: “không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này” (khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014). Cụ thể:

Về tài sản chung của vợ chồng:

Pháp luật quy định, rtài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

TS chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị, nếu bên nào nhận phần TS bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Về tài sản riêng của vợ chồng:

Đối với tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu bên đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp không đủ căn cứ chứng minh tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó sẽ được xác định là tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành 

Trường hợp vợ chồng không tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung nhưng trong quá trình chung sống, giá trị tài sản riêng đã tăng lên nhiều lần do họ dùng tài sản chung để tu sửa thì Tòa án xác định phần giá trị tăng thêm và nhập vào tài sản chung để chia.

Hoặc tài sản riêng ở trong tình trạng hư hỏng nặng gần như không còn giá trị sử dụng và người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để khôi phục lại giá trị của tài sản thì khi ly hôn Tòa án cần xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để chia.

– Vấn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn là yếu tố quan trọng khi phân chia tài sản chung khi ly hôn. Bởi tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhiều vướng mắc và tranh cãi. Việc quy định riêng về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn tại Điều 62 Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm để làm rõ về chế độ pháp lí của loại tài sản này trong quan hệ vợ chồng.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,