GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Ngành nghề dịch vụ kiểm định xe cơ giới (hay còn gọi là đăng kiểm) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2014. Do đó, trước khi cung cấp dịch vụ này, Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục Cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới cho các trung tâm đăng kiểm.

I. Điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới

1. Điều kiện của tổ chức doanh nghiệp hoạt động kiểm định

Theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu như sau:

  • Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

2. Điều kiện về cơ sở vật chất và dây chuyền kiểm định

a. Mặt bằng kiểm định

Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:

  • Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
  • Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
  • Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
  • Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.

b. Xưởng kiểm định

Tuỳ thuộc vào loại kiểm định, điều kiện về xưởng kiểm định được quy định như sau:

  • Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
  • Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
  • Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
  • Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

c. Dây chuyền kiểm định

Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

3. Điều kiện về nhân lực

Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm là các đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ kiểm định được quy định tại Điều 14, 20 Nghị định số 139/NĐ-CP. Theo đó, nhận lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
  • Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
  • Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.

II. Thủ tục cấp giấy chứng nhật hoạt động kiểm định xe cơ giới

Thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới được thực hiện như sau:

  • Trước khi tiến hành xây dựng trung tâm đăng kiểm, doanh nghiệp tiến hành thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về việc xây dựng trung tâm kiểm định xe cơ giới.
  • Gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới về Cục Đăng kiểm Việt Nam.
  • Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đúng theo quy định thì trong phạm vi 15 ngày làm việc thông báo cho tổ chức, cá nhân về thời gian kiểm tra thực tế tại địa điểm xây dựng Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới. Nếu hồ sơ chưa đúng, trong phạm vi 01 ngày làm việc, Cục Đăng kiểm Việt Nam có thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.
  • Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra vào thời gian đã thông báo cho tổ chức, cá nhân và cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu, trong phạm vi 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt kết quả. Nếu qua kiểm tra không đạt kết quả, trong phạm vi 05 ngày làm việc, Cục Đăng kiểm Việt Nam có thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân khắc phục và tiến hành kiểm tra lại.​​​

III. Trình tự thủ tục thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới:

Bước 1: Xem xét và đánh giá điều kiện
Hoạt động đánh giá điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình nộp hồ sơ. Trên cơ sở kết quả đánh giá, Luật Doanh Trí cung cấp các thông tin cho khách hàng, định hướng thay thế, sửa chữa hồ sơ để đảm bảo việc cấp Giấy chứng nhận thành công.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Sau khi tiến hành đánh giá khả năng và điều kiện cho khách hàng đảm bảo thành công, Luật Doanh Trí hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng, bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, cụ thể:

  1. Công văn thông báo tới Cục đăng kiểm để được chấp thuận về mặt chủ trương.
  2. Soạn hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
  • Văn bản đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới;
  • Danh sách trích ngang kèm theo bản sao được chứng thực hợp đồng lao động theo quy định hoặc quyết định tiếp nhận đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định; quyết định bổ nhiệm đối với phụ trách dây chuyền kiểm định; quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đơn vị đăng kiểm (nếu có);
  • Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể và mặt bằng nhà xưởng có bố trí các dây chuyền và thiết bị kiểm tra;
  • Tài liệu về bảo đảm an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Hồ sơ do Luật Doanh Trí trực tiếp chuẩn bị, khách hàng chỉ cần cung cấp các tài liệu theo hướng dẫn.

Bước 3: Nộp và theo dõi hồ sơ
Luật Doanh Trí trực tiếp tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Sau khi nộp hồ sơ, chủ động theo dõi kết quả. Cập nhật tình hình cho khách hàng về tình trạng đăng kí theo các mốc sự kiện, cụ thể:

– Kết quả thẩm định hồ sơ;

– Thời gian dự kiến thực hiện kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở đăng kiểm.

– Cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Bước 4: Nhận kết quả và khiếu nại, khiếu kiện (nếu có)
Sau khi thẩm định hồ sơ và hoàn thành việc kiểm tra thực tế cơ sở, Cục đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận hoạt động đăng kiểm.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: , ,