ĐỐI TƯỢNG CỦA BIỆN PHÁP CẦM GIỮ TÀI SẢN BAO GỒM NHỮNG GÌ?

ĐỐI TƯỢNG CỦA BIỆN PHÁP CẦM GIỮ TÀI SẢN BAO GỒM NHỮNG GÌ?
ĐỐI TƯỢNG CỦA BIỆN PHÁP CẦM GIỮ TÀI SẢN BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Hiểu như thế nào về biện pháp “ cầm giữ tài sản”

Đây được xem là một cách thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đồng thời cũng là quyền được PL quy định của bên có quyền trong trường hợp bên có NV đã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ vủa mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó

Căn cứ theo pháp luật dân sự hiện hành có thể hiểu cầm giữu tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp số tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ đã được chiếm giữ tài sản trong trường hợp mà bên có nghĩa vụ đã không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình

Xét khái niệm ở bộ luật dân sự hiện hành so với BLDS trước đó thì đã có sự thay đổi là bỏ cụm từ “ không đúng theo thỏa thuận”. Điều này đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định .

2, Đối tượng của biện pháp cầm giữ TS bao gồm những gì?

Theo pháp luật dân sự hiện hành thì đối tượng của cầm giữ TS chính là tài sản, mà theo điều 105 của bộ luật này thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tải sản, tài sản bao gồm bất động sản và cả động sản. Tất cả đều có thể trở thành tài sản để bảo đảm thực hiện NV.

Thế nhưng, ở mỗi biện pháp lại có đối tượng riêng nên tùy từng trường hợp mà các bên tham gia giao dịch cần phải lựa chọn loại tài sản bảo đảm sao cho phù hợp.

Đối vưới tài sản cầm giữ phải thỏa mãn được những điều kiện pháp luật quy định tại điều 259, cụ thể như sau:

Một là, TS cầm giữ có thể là tài sản thuộc sở hữu của chính bên vi phạm nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác

Như chúng ta biết thì cầm giữ TS chính là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền. Nên pháp luật được xem là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền được cầm giữ TS chứ không phải phát sinh theo thỏa thuận như một số biện pháp bảo đảm khác. Mặt khác thì đây là một biện pháp bảo đảm thực hiện NV của hợp đồng song vụ, do vậy tài sản cầm giữ có thể thuộc hoặc không thuộc sở hữu của bên vi phạm NV

Thứ hai, TS cầm giữ có thể là động sản hoặc bất động sản

Trong cơ chế thị trường thì việc cầm giữ TS có tính chất bảo đảm tuyệt đối nên các loại TS đều có thể được cầm giữ kể cả đó là bất động sản. Tuy nhiên, bên có quyền chỉ thực hiện được quyền cầm giữ đối với các tài sản hữu hình nên không thể giữ tài sản hình thành trong tương lai được

TS phải được cầm giữ phải là tài sản đặc đinh, mặc dù PL hiện hành không có quy định TS cầm giữ phải là vật đặc định thế nhưng khi bên cầm giữ thực hiện NV chuyển giao vật thì phải giao đúng vật đã cầm giữ trước đó. Do đó, chỉ có vật đặc định thì mới có thể xác định và phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng

Đồng thời tài sản cầm giữu phải là tài sản có thể xác định được, là tai sản hiện có. Đối với tài sản hình thành trong tương lai và quyền tài sản thì không thể là đối tượng của cầm giữa vì với biện pháp này bên có NV phải chuyển giao thực tế tài sản cho bên cầm giữ.

Ba là, giá trị của TS cầm giữ được xác định có thể là lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn giá trị của NV được bảo đảm

Bởi đối với biện pháp bảo đảm này thfi các bên chủ thể trong hợp đồng song vụ không có thỏa thuận về biện pháp cầm giữ, nên bên cầm giữ không dự liệu được chính xác giá trị của tài sản cầm giữ sẽ lớn hơn giá trị của nghĩa vụ trong hợp đông hay không.

Cuối cùng, TS cầm giữ phải là đối tượng của hợp đồng

Cầm giữ tài sản chỉ được áp dụng đối với hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản, còn đối với những hợp đồng mà có đối tượng là công việc phải thực hiện thì không hình thành biện pháp này.

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , ,