CƠ SỞ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CƠ SỞ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
CƠ SỞ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Có thể khái quát về quan hệ pháp luật dân sự (QHPL) là kết quả tác động của các QPPL dân sự vào các loại quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. Đồng thời đây cũng chính là hình thức thể hiện các QPPL dân sự, các chủ thể trong quan hệ PL dân sự luôn có những quyền và nghĩa vụ tương ứng nhất định và luôn được bảo đảm thực hiện tốt bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

1. Các cơ sở góp phần làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt QHPL dân sự

a. Sự kiện pháp lý

QHPL dân sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt phải được dựa trên cơ sở của một sự kiện pháp lý nhất định. Vậy sự kiện pháp lý là gì? Đó là những sự kiện đã xảy ra trên thực tế mà pháp luật dự liệu trước và quy định rằng nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các QHPL dân sự đó.

Tuy nhiên để trở thành sự kiện pháp lý thì cũng cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra như:

– Sự kiện đó phải là sự kiện xảy ra trên thực tế cuộc sống.

– SK đó được PL quy định, sự xuát hiện hay mất đi của chúng phải gắn liền với sự phát sinh và thay đổi chấm dứt của QHPL dân sự.

Thực tế trong cuộc sống chỉ có một sự kiện pháp lý xảy ra nhưng đã làm phát sinh một hoặc nhiều những QHPL dân sự. Đồng thời các sự kiện có giá trị làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt loại quan hệ này cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Do đó khi tiến hành làm luật, các nhà làm luật cũng rất khó khăn trong việc phân loại các sự kiện pháp lý

b. Hành vi pháp lý

Có thể hiểu hành vi pháp lý (HVPL) là loại hành vi có chứa đựng ý thức của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý như phát sinh, thay đổi,m hay chấm dứt QHPL dân sự. Đây chính là hình thức được biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể và tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và QHPL dân sự nói riêng.

Hành vi pháp lý được chia thành hai loại là:

Hành vi hợp pháp. Đối với loại hành vi này thì là hành vi có chủ định của các chủ thể và phù hợp với pháp luật cũng như không trái ngược với các quy tắc đạo đức, xã hội. và làm phát sinh thay đổi, chấm dứt QHPLDS

– Hành vi bất hợp pháp. Còn loại hành vi này là hành vi được thực hiện trái với các quy định của pháp luật và trái với đạo đức của xã hôi. Khi mà một hành vi bất hợp pháp xảy ra thì cũng đồng nghĩa với việc một người vi phạm phái bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

c. Xử xự pháp lý

Có thể hiểu xử xự pháp lý chính là hành vi của con người nhưng không trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt QHPL dân sự. Thế nhưng xét theo quy định của PL thì hậu quả pháp lý của nó vẫn sẽ xảy ra tức là vẫn sẽ phát sinh trên thực tế.

d . Sự biến pháp lý

Khác với những thuật ngữ pháp lý trên, thì sự biến pháp lý chính là những hiện tượng tự nhiên mà trong một số trường hợp nhất định pháp luật đã gắn việc xuất hiện của chúng với sự hình thành ở chủ hể Q&NV pháp lý. Nghĩa là mặc dù những sự kiện tự nhiên xảy ra vốn không thuộc vào ý muốn của người ham gia nhưng lại đuuợc pháp luật dân sự dự liệu trước những hậu quả pháp lý đó.

– Về phân loại thì được chia làm 2 loại, bao gồm:

+ Sự biến tuyệt đối

+ Sự biến tương đối

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website:https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

 

Tags: ,