Chống người thi hành công vụ – Tội làm nhục liên quan đến người thi hành công vụ

Tội làm nhục người khác; trong trường hợp có tính tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người đang thi hành công vụ”; là trường hợp phạm tội được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 BLHS năm 2015. Theo đó, làm nhục người đang thi hành công vụ là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự của người đang thi hành công vụ.

1. Một số điểm tương đồng:

Trường hợp phạm tội chống người thi hành công vụ tại Điều 330 BLHS năm 2015; và trường hợp phạm tội làm nhục liên quan người thi hành công vụ tại Điều 155 BLHS năm 2015 có một số điểm tương đồng. Trước hết, cần khẳng định; hành vi làm nhục vừa là hành vi phạm tội của tội làm nhục người khác; và vừa là thủ đoạn cản trở việc thi hành công vụ của tội chống người thi hành công vụ.

Hành vi làm nhục ở cả hai trường hợp đều có đối tượng tác động là người đang thi hành công vụ. Thêm vào đó, hành vi phạm tội của tội chống người thi hành công vụ (khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015); và của tội làm nhục liên quan người thi hành công vụ (điểm d khoản 2 Điều 155 BLHS năm 2015); đều diễn ra khi người nạn nhân đang thực thi công vụ.

2. Một số điểm khác nhau:

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai trường hợp phạm tội trên là mức độ nghiêm trọng của hành vi gây nên. Trong đó có mức độ thiệt hại về tinh thần do hành vi đó làm nên. Cụ thể là liên quan đến Tội “làm nhục người khác” cần có mức độ nghiêm trọng liên quan hành vi. Do vậy, khi hành vi làm nhục liên quan người thi hành công vụ chưa xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự người thi hành công vụ; thì hành vi này cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Trái lại, khi hành vi làm nhục đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự; nhân phẩm người thi hành công vụ; thì hành vi bị coi là phạm tội làm nhục người khác; với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “đối với người thi hành công vụ”.

Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là vấn đề khá nan giải và phức tạp; việc xây dựng hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền cũng là một vấn đề khó với thực tiễn.

Việc căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội; hay người thi hành công vụ thì khó có thể xác định được một cách đúng và chính xác. Mà vấn đề đó phải kết hợp với các yếu tố khác như: trình độ nhận thức; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm; sự tác động cụ thể; đối với người thi hành công vụ (bị ảnh hưởng về tâm lý), v.v… Dư luận xã hội, sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ bị xâm phạm tới mức nào.

Xem thêm: CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ – GIẾT NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

————————————————-

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: , , ,