CHIẾN LƯỢC TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP

Tái cơ cấu là việc các nhà quản trị doanh nghiệp xác định nên thay đổi sản phẩm như thế nào, hướng đến đối tượng tiêu dùng (khách hàng) nào và sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất hoặc tổ chức hệ thống quản trị doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp.

Tái cơ cấu (tái cấu trúc) hiểu theo nghĩa chung nhất là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó. Ở nghĩa lớn hơn có thể là tái cấu trúc nền kinh tế, hẹp hơn và là phạm vi chúng ta quan tâm: Tái cấu trúc doanh nghiệp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc là quá trình làm mới doanh nghiệp một cách toàn diện, từ thay đổi chiến lược kinh doanh, tổ chức lại bộ máy đến văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi thế cạnh tranh nhằm phát triển hơn nữa.

Tái cấu trúc thường chỉ được thực hiện khi đà phát triển của doanh nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn là bắt buộc phải làm để tồn tại tránh bị phá sản. Thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp tái cấu trúc trong hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh nghiệp chuyển mình nhưng về mặt khách quan cho thấy nhiều doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn thậm chí rơi vào thất bại.

Những sai lầm thường gặp trong hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách pháp luật của Nhà nước có nhiều thay đổi dẫn tới môi trường pháp lý kinh doanh có nhiều thay đổi dẫn tới nhiều doanh nghiệp đặt ra vấn đề thực hiện tái cơ cấu để vượt qua các biến cố khó khăn và tiếp tục phát triển. Thế nhưng, rất ít doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu theo đúng nghĩa và đạt được kết quả mong đợi.

Nguyên nhân cơ bản nhất là những sai lầm bắt nguồn từ khâu đề xuất chiến lược tái cấu trúc đến khâu triển khai như sau:

Một là, doanh nghiệp chưa đề xuất chiến lược tái cơ cấu dựa trên phân tích sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh (quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) với cấu trúc hiện hữu để xác định mục tiêu dài hạn cho tái cơ cấu. Thay vào đó, doanh nghiệp bắt đầu thực hiện tái cơ cấu bằng những kế hoạch ngắn hạn nhằm vào các giải pháp như sắp xếp tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự.

Hai là, việc tái cơ cấu chưa chỉ ra được điểm trọng tâm cần tái cơ cấu, mục tiêu tái cơ cấu (trên các khía cạnh khách hàng mục tiêu, thay đổi sản phẩm, công nghệ) mà tiến hành trước các biện pháp thứ yếu như sắp xếp tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao, thoái vốn. Nói cách khác, chiến lược tái cơ cấu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi theo quy trình ngược là hành động tái cơ cấu trước khi xác định được mục tiêu tái cơ cấu.

Ba là, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận cũng là một hành động không cần thiết trong thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Bởi vì hoạt động tiết kiệm chi phí là hoạt động thường xuyên trong công tác điều hành, không phải đợi đến lúc tái cơ cấu doanh nghiệp mới thực hiện. Hơn nữa, lúc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp không chú trọng đến sự thay đổi chính sách pháp luật của Nhà nước mà đặt trọng tâm vào hành động này sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân sự để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản phẩm, phương thức phân phối phù hợp với nhu cầu của bối cảnh mới.

Bốn là, nhiều doanh nghiệp thực hiện thoái vốn một cách máy móc, thoái vốn ngay cả với dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn bị bắt buộc thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bán nhiều công ty con, dự án với giá rẻ.

Năm là, nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới. Hành động này không phù hợp với việc thực hiện chiến lược tái cơ cấu, bởi vì điều cơ bản nhất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển mộ nhân tài nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức phân phối mới cho phù hợp với xu hương tiêu dùng mới. Do vậy việc nghĩ đến các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu, chứ không phải tìm cách bảo thu hồi vốn, giữ vốn.

Như vậy, nguyên nhân cho sự thất bại sau khi tái cấu trúc (tái cơ cấu) doanh nghiệp có thể xuất phát từ việc nhà quản trị doanh nghiệp chưa nhạy bén nắm bắt được sự thay đổi của thị trường, do ý chí chủ quan của nhà quản trị, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự kiện bất khả kháng, nhu cầu cải tiến sản phẩm, hoặc nhu cầu về sản phẩm mới của người tiêu dùng, hoặc doanh nghiệp coi thường hoạt động tư vấn quản trị của các luật sư tư vấn pháp lý doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế để có thể tham khảo,…điều đó dẫn tới cho doanh nghiệp bị mất phương hướng.

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược

Để tái cấu trúc thành công, doanh nghiệp phải chủ động lên kế hoạch cho một quá trình và phải thực hiện từ sớm, chỉ khi đó doanh nghiệp mới có thể đề ra kế hoạch và lộ trình rõ ràng, chính xác, không bị áp lực trong tình huống nguy cấp khiến việc triển khai bị chệch hướng và mất kiểm soát.

Tái cấu trúc của doanh nghiệp phù hợp biểu hiện qua việc tận dụng tốt các cơ hội và tránh né được rủi ro từ môi trường kinh doanh. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, đòi hỏi cấu trúc của doanh nghiêp cũng phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, lúc đó viêc đặt ra là yêu cầu tái cấu trúc doanh nghiệp. Như vậy, để xác định được trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp, trước hết cần phải nhận diện xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh gồm các yếu tố như kinh tế, văn hoá xã hội, chính sách pháp luật, dân số, xu hướng công nghệ, cơ sở hạ tầng, và các yếu tố vi mô (nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế…).

Doanh nghiệp cần nhận diện những cơ hội, thách thức và cả những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra khi các yếu tố trên thay đổi. Việc tiếp theo là xem xét cấu trúc hiện hữu trên các khía cạnh như sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý, các dự án đang đầu tư… doanh nghiệp có tận dụng được cơ hội và thách thức mới hay không. Trường hợp doanh nghiệp nhận thấy có những điểm không tương thích, đó chính là lúc cần đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu.

Thông thường sự thay đổi của môi trường kinh doanh sẽ dẫn đến việc xuất hiện xu hướng mới về nhu cầu sản phẩm, công nghệ và phương thức phân phối. Do đó việc đầu tiên của tái cơ cấu chính là xác định được nên thay đổi sản phẩm như thế nào, hướng đến đối tượng tiêu dùng nào và sử dụng công nghệ sản xuất như thế nào cho phù hợp với vấn đề phát triển nội tại của doanh nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong hoạt động tái cơ cấu, doanh nghiệp phải thực hiện sắp xếp hệ thống quản lý như thay đổi cơ cấu tổ chức, xây dựng lại quy chế, quy trình thực hiện tất cả các công tác, tiến hành đầu tư công nghệ, loại bỏ những hoạt động/lĩnh vực kinh doanh không còn phù hợp.

Để thực hiện được các chiến lược tái cơ cấu hiệu quả và tối ưu điều quan trọng nhất đó là phải đảm bảo có nguồn lực để thực hiện như nguồn vốn, con người, đối tác chiến lược liên kết.

Xuất phát từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp và những kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp lý doanh nghiệp nhiều năm của các luật sư, chuyên gia kinh tế gợi mở các bước trong chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp như sau:

Bước 1:  Dự báo xu hướng thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh thông qua việc thăm dò, khảo sát đánh giá thị trường để nhận định xu hướng thay đổi trên các khía cạnh về chính sách pháp luật của Nhà nước, nhưng nhu cầu về sản phẩm, công nghệ sản xuất và phương thức phân phối mới.

Bước 2: Mô tả cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp trên các khía cạnh: quy định của pháp luật về loại hình tổ chức doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản luật khác liên quan, tiếp đến là sản phẩm, thị trường mục tiêu, công nghệ, hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy trình, quy chế hoạt động, chất lượng nhân lực), các dự án đang triển khai.

Bước 3: Phân tích cấu trúc hiện hữu của doanh nghiệp có phù hợp với các chính sách pháp luật của Nhà nước hoặc theo quy định bắt buộc đối với những loại hình doanh nghiệp cụ thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để tận dụng cơ hội và tránh né thách thức từ bối cảnh mới của môi trường pháp lý kinh doanh hay không, để từ đó chỉ ra các khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu.

Bước 4: Từ những khám phá, khảo sát và đánh giá những khía cạnh cần thực hiện tái cơ cấu, xác định mục tiêu tái cơ cấu trên các nội dung bao gồm: định hướng khách hàng mục tiêu, định hướng thay đổi sản phẩm, và định hướng thay đổi công nghệ.

Bước 5: Lên phương án, lộ trình và xác định giải pháp, chương trình, dự án để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu trên các khía cạnh: Hệ thống quản lý (cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình), Đầu tư công nghệ; cải tiến phương thức phân phối, và loại bỏ các lĩnh vực kinh doanh không phù hợp (thoái vốn), chuyển nhượng, chia tách hoặc sát nhập doanh nghiệp.

Bước 6: Để đảm bảo các giải pháp tái cơ cấu được thực hiện thành công, doanh nghiệp cần có một bộ phận luật sư kinh tế tham mưu; cố vấn về các chính sách pháp luật của Nhà nước và đưa ra các dự báo về sự thay đổi môi trường pháp lý kinh doanh; sau đó là chiến lược huy động nguồn lực để thực hiện tái cơ cấu như nguồn vốn, huy động nhân lực phù hợp cho mục tiêu tái cơ cấu, thiết lập mạng lưới quan hệ với các đối tác phù hợp.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: , ,