Các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Li-xăng nhãn hiệu)

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hay còn gọi là hợp đồng li-xăng nhãn hiệu) là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó chủ sở hữu nhãn hiệu (bên chuyển quyền) cho phép tổ chức, các nhân khác (bên được chuyển quyền) sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi, thời hạn mà các bên đã thỏa thuận và hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu bao gồm các điều khoản cơ bản sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Điều khoản này nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng cần tìm hiểu sự chính xác của các thông tin đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: Văn bằng bảo hộ đã được cấp cho Bên chuyển quyền; quyết định đăng ký nhãn hiệu theo Thoả ước Maldrid, quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc Hợp đồng li xăng độc quyền. Đây là điều khoản đảm bảo sự tồn tại của quyền sở hữu trí tuệ, quyền được bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà Văn bằng bảo hộ, hợp đồng, quyết định công nhận là công cụ pháp lý chứng minh hữu hiệu nhất. Bởi lẽ, hợp đồng li-xăng nhãn hiệu chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý nếu bên chuyển quyền có tư cách chuyển quyền sử dụng

– Dạng hợp đồng: 

Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng. Điều 143 Luật sở hữu trí tuệ quy định về các dạng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng  nhãn hiệu như sau: 

+ “Hợp đồng độc quyền” là Hợp đồng mà Bên chuyển giao đồng ý bản thân mình sẽ không khai thác quyền sở hữu trí tuệ đã được chuyển giao, hoặc chuyển giao cho bất cứ một bên thứ ba nào để họ khai thác quyền này trong một lãnh thổ cụ thể (gọi là lãnh thổ chuyển giao). 

+ “Hợp đồng không độc quyền” dùng để chỉ dạng – Hợp đồng chuyển giao mà theo đó Bên nhận không được độc quyền với các đối tượng sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ chuyển giao và thời hạn chuyển giao.

+ “Hợp đồng thứ cấp” là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong một hợp đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác.

Điều này có nghĩa là: Bên chuyển giao vẫn có quyền sử dụng hoặc cho phép bên thứ ba sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Xem xét hai dạng li xăng trên chúng ta thấy có sự phân chia thẩm quyền với quyền sử dụng đối tượng là khác nhau và do đó việc thoả thuận các điều khoản bổ trợ liên quan cũng cần được xem xét và phân biệt.

– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ

+ Đối tượng chuyển giao: chính là đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao cho chủ thể nhận. Đối tượng chuyển giao được xác định bằng giới hạn quyền sử dụng và giới hạn đối tượng sở hữu công nghiệp. Có nghĩa đây là những yếu tố nhằm xác định cho Bên nhận chuyển giao biết họ được hưởng quyền sử dụng và với nó họ được sẽ có quyền thực hiện các hành vi được bảo hộ nào và khối lượng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp là bao nhiêu. Qua đó, các bên có thể thoả thuận được các yếu tố kèm theo như xác định giá trị, phương thức chuyển giao, các yếu tố hỗ trọ khác…

+ Giới hạn lãnh thổ: được hiểu là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Nhà nước. Thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thoả thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng lớn hơn.

– Thời hạn hợp đồng

Các đối tượng sở hữu công nghiệp thường có thời hạn bảo hộ hữu hạn (trừ nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá). Do đó, giá trị của nó cũng chỉ nằm trong thời hạn này. Việc các bên thoả thuận thời hạn li-xăng là để bảo đảm quyền của Bên chuyển giao với việc tối đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị. Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp.

– Giá chuyển giao quyền sử dụng

Đây chính là việc xác định giá trị của đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời gian chuyển giao. Nói chung, giá chuyển giao và phương thức thanh toán như thế nào đều do các bên thoả thuận

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền

Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt buộc của pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Đối với pháp luật Việt nam có một số quy định về nghĩa vụ cụ thể của các bên như sau:

+ Bên chuyển quyền: Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu việc đăng ký không được Bên nhận tiến hành. Thứ hai, nộp thuế chuyển giao. Thứ ba, giải quyết tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyển giao gây nên tranh chấp đó.

+ Bên được chuyển quyền: Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu bên kia không đăng ký. Thứ hai, trả tiền (Phí chuyển giao). Thứ hai, chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hoá mang nhãn hiệu (nếu cần thiết) và phải đảm bảo chất lượng hàng hoá như hàng hoá Bên giao. Thứ ba, ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về sản xuất theo li xăng và Bên giao là ai.

Để có thể thoả thuận tốt điều khoản này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt cũng như chiến lược rõ ràng về so sánh thực lực bản thân và thông tin đối tác.

Ngoài các điều khoản cơ bản trên Hợp đồng Li-xăng nhãn hiệu cần có các điều khoản sau:

Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng: Điều khoản tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm thích ứng với các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng. Thực ra, pháp luật cũng đã dự liệu những vấn đề này, nhưng chỉ là các quy định chung. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý tới các trường hợp bất khả kháng dẫn tới hợp đồng bị đình chỉ hoặc buộc phải chấm dứt. Để đảm bảo tốt quyền lợi của mình đòi hỏi các bên cần bàn bạc để tìm ra các cách thức điều chỉnh phù hợp với hoạt động và tổ chức của mình với vấn đề hiệu lực của hợp đồng chuyển giao. Mặt khác, vấn đề giải quyết quyền lợi khi các trường hợp này xảy ra cũng đặc biệt quan trọng và đáng lưu tâm

– Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp: Điều khoản nhằm điều hoà mối quan hệ các bên thông quan chủ thể có chức năng giải quyết tranh chấp. Các bên có thể thoả thuận trọng tài hoặc toà án giải quyết. Pháp luật quy định khá cụ thể về vấn đề này, dẫn đến các bên cần nghiên cứu kỹ pháp luật để lựa chọn phương thức phù hợp và thích ứng.

Mọi vướng mắc cần giải đáp hoặc để được sử dụng dịch vụ Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SJK VIỆT NAM

Hotline yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn: 0962420486

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: sjk.law@hotmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng ./.

Tags: ,