BỔ NHIỆM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN PHÚC

Ngày 5/4/2021 với 97,5% đại biểu Quốc hội đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị Quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhân sự kiện này SJK Việt Nam kính chúc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoàn thành hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nhân dân giao phó. Nhân dịp sự kiện này SJK Việt Nam xin gửi đến tiểu sử, quá trình công tác, nhiệm vụ theo pháp luật đối với Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ

 

 

Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng hoa

I. TIỂU SỬ CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC.

1. Tiểu sử

Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC

Tên thường gọi: NGUYỄN XUÂN PHÚC

Ngày sinh: 20/07/1954

Quê quán: Xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng: 12/05/1982                      Ngày chính thức: 12/11/1983

Trình độ đào tạo:

– Giáo dục phổ thông: 10/10

– Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế

– Lý luận chính trị: Cao cấp

– Ngoại ngữ: Tiếng Anh; Tiếng Nga

Khen thưởng:

– Các Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001, hạng Nhì năm 2005, hạng Nhất năm 2009;

– Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2003;

– Huân chương Vàng Quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào năm 2017

– Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2000 và 2010

Chức vụ:

– Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa X, XI, XII, XIII

– Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII

– Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 05/04/2021)

2. Quá trình công tác

Từ 1966 – 1968: Lên chiến khu Cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo, học phổ thông cấp II.

Từ 1968 – 1972: Học sinh cấp II, cấp III, Bí thư Chi đoàn, Bí thư Đoàn trường cấp III tại Hà Nội.

Từ 1973 – 1977: Sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp KI5, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn.

Từ 1978 – 1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Từ 1979 – 1993: Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối dân chính đảng tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng khoá 1, 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ 1993 – 1996: Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng khoá 15, 16. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Từ 1997 – 2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khoá 17, 18, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam; kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá 6.

Từ 2001 – 2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 18, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khóa 6, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI.

Từ 2004 – 2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 19, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khóa 7, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 7. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI.

Từ 3/2006 – 5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 6/2006 – 8/2007: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ; Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khoá XI

Từ 8/2007 – 01/2011: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ 01/2011 – 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Từ 8/2011 – 01/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khoá XI; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; Tổ trưởng Tổ Kinh tế của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII… Tham dự Chương trình Lãnh đạo Quản lý cấp cao Việt Nam tại Đại học Harvard.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị.

Từ 01/2016 – 4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục giữ các chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban chỉ đạo liên ngành nêu trên.

Ngày 07/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Từ 4/2016 – 7/2016: Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực… Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngày 26/7/2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Từ 7/2016 – 4/2021: Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông – Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; Trưởng Ban chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị khóa XIII.

Từ 05/04/2021: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ CHỦ TỊCH NƯỚC.

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013 có Quy định:

Điều 86  

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Điều 87  

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.

Điều 88  

Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
  2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
  3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
  4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
  5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

Điều 89  

  1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.

Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

  1. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Điều 90  

Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.

Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

Điều 91  

Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 92  

Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 93  

Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Tags: