Một số vướng mắc về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể; của cơ quan có thẩm quyền; về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; lần đầu tiên được quy định tại Điều 107 Bộ luật hình sự năm 1985; đến Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1990; và đến nay tội này được quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015; từ khi quy định đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hướng dẫn cụ thể loại tội phạm này; dẫn đến nhiều bất cập, không rõ ràng trong quá trình thu thập chứng cứ; xác định đủ chứng cứ để quyết định một người có phạm tội hay không.

Ví dụ. Anh A bị một chiếc xe ben cán ngang người. Một số đối tượng không những không cứu giúp nạn nhân; thản nhiên đứng quay phim; rồi tung lên mạng. Khoảng một lúc sau, có lực lượng chức năng đi ngang qua phát hiện; và mới bắt đầu gọi xe đi cấp cứu; do vết thương quá nặng nên anh A đã chết tại bệnh viện.

Với ví dụ trên, hành vi bỏ mặc không cứu giúp, bỏ mặc nạn nhân; đang bị đe dọa đến tính mạng; tuy có điều kiện cứu giúp nhưng không cứu giúp; mà còn quay phim tung lên mạng; những người này đáng lẽ ra các cơ quan chức năng phải xử lý về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; thông qua thông tin, hình ảnh trên phương tiện truyền thông; mà những đối tượng này đã đăng. Nhưng các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng; lơ là trong việc thu thập thông tin; chứng cứ để xử lý các đối tượng này theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, có nhiều thuật ngữ trong Điều luật chưa rõ ràng; dễ dẫn đến việc hiểu và áp dụng điều luật không thống nhất.

Cụ thể đó là cụm “người nào thấy”. Qua quy định trên từ “thấy” ở đây chưa được hướng dẫn rõ ràng; Dẫn đến việc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, “thấy” là việc nhìn thấy bằng mắt, dẫn; hoặc “thấy” là khi nhận biết được bằng giác quan như nghe thấy, cảm thấy hoặc nhận biết được qua nhận thức như nhận biết rõ, hiểu biết.

Bởi lẽ, từ “thấy” ở đây được xem là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm; việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm này cũng phải căn cứ dấu hiệu “thấy”; nên khi không có khái niệm pháp lý cụ thể này; thì việc hiểu đúng hay không đúng cũng ảnh hưởng đến việc chuẩn xác khi áp dụng quy định này trong quá trình xử lý loại tội phạm này.

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả; giữa hành vi và hậu quả của tội không cứu giúp người đang ở trong tỉnh trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Như chúng ta đã biết, hành vi không cứu giúp chỉ bị truy cứu TNHS nếu hậu quả chết người xảy ra.

Đối với hành vi thực hiện là lỗi cố ý gián tiếp; thì hậu quả chết người xảy ra là phù hợp với nhận thức về đường lối xử lý loại tội phạm này. Còn hành vi thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp; thì hậu quả chết người lại không phù hợp và không logic. Bởi lẽ, khi đều xét về mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này; mặc dù đầy đủ các dấu hiệu chung, nhưng chỉ xét riêng về mỗi quan hệ nhân quả; thì hiện nay vẫn có những vấn đề đặt ra trong việc định tội đối với hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Ví dụ: A là tài xế lái xe taxi đang đỗ xe gần vị trí có tai nạn giao thông. A thấy anh B đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng cần phải đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay. Tuy nhiên, A với B có mâu thuẫn với nhau từ lâu, nên A mong muốn cho B chết mà không cứu giúp, sau đó có anh C đi ngang qua và thấy B nên đã đưa đến bệnh viện kịp thời, kết quả là B đã được cứu sống. Trong trường hợp này rõ ràng A có hành vi nguy hiểm cho xã hội; có lỗi, mong muốn cho B chết; nhưng hậu quả chết người không xảy ra là nằm ngoài ý muốn chủ quan của A.

Đáng lẽ ra A phải chịu TNHS về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm; đến tính mạng trong trường hợp phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 15 BLHS 2015, nhưng theo quy định tại Điều 132 thì A không phải chịu TNHS do B không chết. Vì vậy, trường hợp này không hợp lý trong pháp luật hình sự; cần thiết phải có hưởng dẫn và giải thích cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

————————————————

Mọi thông tin yêu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ:

?Ô?? ?? ??Ậ? ???? ??????

Địa chỉ: Số 3, ngõ 115 Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Website: https://sjklaw.vn/

Email: sjk.law@hotmail.com

Hotline: 0962420486

Tags: ,